【kèo cái hôm nay】Cụ thể & thiết thực
');this.closest('table').remove();"> |
Mô hình đổi rác lấy tiền đang lan tỏa mạnh mẻ ở Quảng Điền |
Từ những “Ngôi nhà xanh” nhân văn
Về những xã ven phá Tam Giang thuộc huyện Quảng Điền, ngoài những con đường hoa tuyệt đẹp, chúng tôi vô cùng ấn tượng với mô hình “Biến rác thành tiền” thông qua những “Ngôi nhà xanh” của chị em phụ nữ nơi đây. Không chỉ có tính giáo dục cao về phân loại rác, mô hình còn tạo ra nguồn kinh phí cho hoạt động thiện nguyện giúp đỡ hội viên, trẻ em nghèo, trẻ mồ côi có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có cơ hội đến trường.
Tại xã Quảng Thái, các chi hội thôn cho dựng những ngôi nhà lồng và đặt tại nơi công cộng, dọc đường, nhà văn hóa, quán ăn, nhà hàng, chợ và trong khu dân cư… trên đó có gắn bảng “Ngôi nhà xanh tiết kiệm – giúp hội viên phụ nữ và trẻ em khó khăn”. Bất cứ lúc nào, bất cứ ai, kể cả người qua đường, đều có thể bỏ rác thải tái chế hay các loại phế liệu như chai lọ nhựa, vỏ lon, giấy bìa, sắt vụn… vào “Ngôi nhà xanh”.
Chị Văn Thị Hoa, ở xã Quảng Thái cho biết, định kỳ hằng tuần chị gom phế liệu, rác thải tái chế trong gia đình rồi đến “góp” vào “Ngôi nhà xanh” của hội phụ nữ xã. Bản thân chị cũng tích cực tham gia vận động, tuyên truyền để người dân trên địa bàn tích cực tham gia, cùng bảo vệ môi trường và đóng góp cho mô hình ý nghĩa, nhân văn này. Theo đó, mỗi tháng, các chi hội “khui nhà” 2 lần, mỗi lần bán phế liệu được 200-300 ngàn đồng. Số tiền thu được dành để tạo nguồn hỗ trợ các hoạt động thiện nguyện.
Bà Trần Thị Phương Nhung, Chủ tịch Hội LHPN huyện Quảng Điền cho biết, từ những mô hình ban đầu, đến nay các cấp hội cơ sở đã nhân rộng 97/97 chi hội có mô hình xử lý rác thải, trong đó có hơn 60 mô hình “Biến rác thành tiền” thu gom hằng tháng, 24 mô hình “Ngôi nhà xanh” và 15 mô hình “đổi rác thải nhựa lấy hàng tiêu dùng” thu hút hơn 90% hội viên phụ nữ tham gia. Số tiền thu được từ các mô hình trên 200 triệu đồng dành để hỗ trợ cho trẻ mô côi có hoàn cảnh khó khăn, trao quà cho hội viên phụ nữ nghèo, hỗ trợ chị em khó khăn mượn vốn để phát triển kinh tế gia đình.
Và nhiều phần việc thiết thực
Làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong hơn 2 năm qua, có 93/97 chi hội phụ nữ xây dựng mô hình “Tiết kiệm tự nguyện” đóng góp 10.000 đồng/hội viên/tháng đã thu hút 10.197 hội viên tham gia và số tiền thu được hơn 3,3 tỷ đồng và đã cho hội viên có hoàn cảnh khó khăn vay với lãi suất ưu đãi. Tiêu biểu có phụ nữ thị trấn Sịa, xã Quảng Phú, Quảng Thọ, Quảng Thái…
Ngoài ra, các cơ sở hội đã xây dựng được 10 mô hình “Nuôi heo đất”, 9 mô hình “Hũ gạo tình thương, Hạt gạo nghĩa tình” để hỗ trợ, giúp đỡ cho hội viên nghèo. Chương trình “Triệu phần quà san sẻ yêu thương” đã tổ chức trao tặng 3.059 suất quà với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng. Chương trình “Mỗi tháng một hành động” đã hỗ trợ 33 phụ nữ nghèo mỗi tháng 500.000 đồng/địa chỉ; phối hợp hỗ trợ xây dựng 16 mái ấm tình thương; 8 công trình vệ sinh cho hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và giúp cho 33 hội viên phụ nữ thoát nghèo.
Đáng chú ý, trong hơn năm qua, thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu, hướng dương đón nắng” với sự kết nối các nhà hảo tâm, các tổ chức, cá nhân, mạnh thường quân, Hội LHPN huyện đã đỡ đầu, giúp đỡ cho 118 trẻ em, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha, mẹ ở các địa phương trong huyện. Chương trình đã lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban ngành và các tổ chức, cá nhân hảo tâm. Mỗi em được nhận hỗ trợ từ 300-500 nghìn đồng/tháng tuy không nhiều nhưng là động lực, là sự sẻ chia yêu thương, chung tay của cộng đồng, xã hội đối với những hoàn cảnh khó khăn.
Những công việc thiết thực, cụ thể, hiệu quả của cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp đã đem lại luồng sinh khí mới trong hoạt động hội, thể hiện sự phong phú, sáng tạo khi làm theo gương Bác, tạo nên nhiều chuyển biến trong hoạt động hội thời gian vừa qua. Với những việc làm thiết thực và ý nghĩa, cán bộ, hội viên Hội LHPN huyện Quảng Điền đã và đang tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội ở địa phương, qua đó khẳng định vị thế, vai trò của người phụ nữ trong thời kỳ mới.