Đó là nhận định của ông Hoàng Huy - Trưởng phòng Phân tích,ịtrườngchứngkhoánViệtNamđangtronggiaiđoạntíchlũbảng xếp hạng giải vô địch quốc gia mỹ Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, trong cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
PV: Ông nhận định như thế nào về diễn biến thị trường trong quý III/2018 cũng như nửa cuối năm?
|
Ông Hoàng Huy:VN-Index nhiều khả năng tích lũy trong vùng 900 - 1.000 điểm trong quý III, trước khi quay lại đỉnh cũ trong quý IV. Tuy nhiên, khoảng thời gian quý III, thị trường thường thiếu vắng thông tin hỗ trợ. Do đó, VN-Index có thể tích lũy trong vài tháng tới, có thể lâu hơn.
Việt Nam là thị trường cận biên nên có mức độ biến động lớn. Nhận định thời điểm nào thì chỉ số trở lại đỉnh cũ rất khó. Nhưng nhìn chung, xu hướng hiện tại là tích lũy và khả năng hồi phục trong thời gian tới khá cao.
Một số ý kiến nhận định, VN-Index có thể giảm về 800 điểm, thậm chí 600 điểm. Đây có thể là góc nhìn phân tích kỹ thuật. Về mặt cơ bản, tôi cho rằng, thị trường đang được định giá hấp dẫn, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng khi giá đã giảm 40% so với đỉnh.
Trong khi đó, xét yếu tố kỹ thuật, thời gian qua, thị trường xuống 900 điểm, sau đó đi ngang và không giảm thêm. Kết hợp yếu tố cơ bản và kỹ thuật, tôi nhận định trong thời gian tới, khi chiến tranh thương mại nguội đi và tỷ giá ổn định trở lại, thị trường chứng khoán sẽ thu hút dòng tiền.
Trong bối cảnh thị trường tích lũy, từ nay đến cuối năm là thời gian đáng để giải ngân.
Mua cổ phiếu hiện tại khá yên tâm nhưng yếu tố rủi ro về chiến tranh thương mại, dòng vốn ngoại rút ra khỏi thị trường mới nổi là có, song về cơ bản, mức định giá VN-Index đang khá rẻ. Khi kết quả kinh doanh quý IV được công bố, mức định giá dự kiến còn rẻ hơn.
Một yếu tố hỗ trợ khác là dòng vốn giao dịch ký quỹ (margin). Margin đã giảm trong thời gian qua, khi nhà đầu tư thấy định giá rẻ thì dòng vốn này sẽ quay lại.
PV: Vậy theo ông, những yếu tố nào có thể ảnh hưởng tới thị trường trong thời gian tới?
Ông Hoàng Huy: Trong quý III có khá ít thông tin hỗ trợ thị trường nên khó nhận thấy được sự bứt phá của VN-Index. Động lực tăng điểm chỉ đến từ các yếu tố đó là kết quả kinh doanh 6 tháng khả quan, đặc biệt là ngành ngân hàng và bất động sản. Bên cạnh đó, dòng tiền margin có dấu hiệu quay lại, sẽ thúc đẩy VN-Index bứt phá vào cuối năm.
Yếu tố dự trữ ngoại hối cũng là một động lực cho thị trường tăng điểm. Bên cạnh đó, Việt Nam nhiều khả năng duy trì tình trạng xuất siêu nhờ các mặt hàng chủ lực như điện thoại, dệt may và giày dép.
Ngoài ra, Nghị định 32/2018/NĐ-CP mở thông cánh cửa bán vốn của doanh nghiệp nhà nước, thu hút dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
Về yếu tố quốc tế tác động thị trường chứng khoán, tôi cho rằng, việc "ăn miếng trả miếng" của Trung Quốc và Mỹ có nhiều khả năng tiếp diễn cho đến khi Mỹ thuyết phục được Trung Quốc đàm phán về mở cửa thị trường và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ. Do vậy, chiến tranh thương mại có thể dẫn tới chiến tranh tiền tệ mặc dù Chính phủ Trung Quốc liên tục lên tiếng bác bỏ sự can thiệp tỷ giá.
Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu sang Mỹ nhưng cũng rủi ro khi tăng nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc.
PV: Ông đánh giá như thế nào về khả năng nửa cuối năm khối ngoại sẽ quay trở lại mua ròng?
Ông Hoàng Huy:Xu hướng khối ngoại có thể đảo chiều rất nhanh. Song xét dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhiều khả năng khối ngoại sẽ trở lại mua ròng trong năm nay, tương tự giai đoạn trước.
Tôi cho rằng khi vấn đề về chiến tranh thương mại, tỷ giá dịu bớt thì khối ngoại sẽ quay lại mua ròng. Thị trường chứng khoán Việt Nam quy mô nhỏ định giá thấp sẽ kích thích dòng vốn dài hạn.
PV: Vậy theo ông, nhóm ngành nào sẽ thu hút dòng tiền trong những tháng cuối năm?
Ông Hoàng Huy: Nhóm ngành ngân hàng, điện, dầu khí, cảng biển và bất động sản khu công nghiệp có triển vọng tích cực. Trong đó, ngân hàng tiếp tục là động lực chính về tăng trưởng lợi nhuận.
Với nhóm bất động sản, những doanh nghiệp triển khai dự án giai đoạn 2015 - 2016 thì nay là thời điểm tập trung ghi nhận doanh thu, lợi nhuận.
PV: Xin cảm ơn ông!
Hồng Quyên