【zenit vs】Hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế xanh
Khung pháp lý về kinh tế xanh còn nhiều hạn chế
Trong bối cảnh toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ sang mô hình kinh tế xanh,ànthiệnkhungpháplývềkinhtếzenit vs Việt Nam cũng đã và đang có nhiều nỗ lực để bắt kịp xu thế này. Theo Tiến sĩ Ngô Thị Hương - Giảng viên Khoa Luật và Lý luận chính trị tại Trường Đại học Thủy Lợi, kinh tế xanh là mô hình kinh tế đối lập với kinh tế nâu, nhấn mạnh vào việc tăng trưởng kinh tế song hành với bảo vệ môi trường và đảm bảo công bằng xã hội. Trong khi kinh tế nâu tập trung vào tăng trưởng kinh tế dựa trên năng lượng hóa thạch mà không tính đến các hệ lụy về môi trường và tài nguyên, kinh tế xanh chú trọng đến phát triển bền vững, đảm bảo giảm phát thải carbon, sử dụng tài nguyên hiệu quả và đảm bảo công bằng xã hội. Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đưa ra nhiều chủ trương và chương trình nhằm phát triển kinh tế xanh, như chiến lược bảo vệ môi trường, chiến lược tăng trưởng xanh và chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu.
Kinh tế xanh, phát triển bền vững là xu thế tất yếu do đó cần một hành lang pháp lý cụ thể. Ảnh minh họa
Về phía TS. Phạm Thị Hồng Nghĩa - Khoa Luật, Học viện An ninh nhân dân cho biết, bản chất của kinh tế xanh là tăng trưởng kinh tế trên cơ sở đảm bảo hai mục tiêu: bảo vệ môi trường và bền vững. Do đó, những thập kỷ qua, cùng với sự gia tăng của biến đổi khí hậu toàn cầu, kinh tế xanh đã trở thành một trong nhiều mục tiêu trong chiến lược phát triển của các quốc gia. Điều này đã được các quốc gia khẳng định tại Hội nghị Liên hợp quốc về Phát triển bền vững năm 2012 (Rio+20), theo đó các quốc gia đã xác định kinh tế xanh là công cụ quan trọng cho phát triển bền vững.
Tuy nhiên tại Việt Nam đang tồn tại một số hạn chế như chưa có văn bản pháp luật quy định chung, trực tiếp về nền kinh tế xanh, cụm từ “kinh tế xanh”. Trong khi đó, từ năm 2010 Hàn Quốc đã ban hành Luật Tăng trưởng xanh với 7 chương, 64 Điều đề cập toàn diện đến các khía cạnh của tăng trưởng xanh.
Thực trạng không có văn bản điều chỉnh trực tiếp gây ra những khó khăn nhất định cho Việt Nam trong quá trình xây dựng chính sách, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc phát triển kinh tế xanh trên thực tiễn. Từ đó, tạo trở lực cho việc phát triển nền kinh tế xanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, khung pháp lý về kinh tế xanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam còn khoảng trống về năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Thực trạng này khiến việc phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo nhằm phát triển kinh tế xanh khó được thực thi toàn diện, đầy đủ, dễ dàng. Trong khi đó, ở Hàn Quốc, việc tạo lập nền tảng pháp lý và các kế hoạch cơ bản trong khung năng lượng đã giúp Hàn Quốc cung cấp năng lượng mặt trời và năng lượng giá tăng 20 30% hàng năm (từ năm 2015). Hay ở Đức, việc thực thi Luật năng lượng tái tạo (EEG) từ tháng 9/2000 đã giúp Đức có tỷ lệ năng lượng tái tạo là 46% tổng sản lượng điện vào năm 2019.
Ngoài ra, khung pháp lý của Việt Nam còn tồn tại những điểm chưa đồng bộ, thống nhất trong các quy định về ưu đãi thuế, tài chính cho phát triển kinh tế xanh gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân và cả cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện. Các quy định về thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững chưa đủ mạnh để tạo động lực cho phát triển kinh tế xanh.
Theo đó, việc thực hiện tiêu dùng bền vững hoàn toàn phụ thuộc và ý thức của người tiêu dùng, còn việc thực hiện sản xuất bền vững sẽ giúp doanh nghiệp được hưởng một số ưu đãi về thuế, tài chính. Tuy nhiên, ưu đãi doanh nghiệp được hưởng không đủ “sức hấp dẫn” để doanh nghiệp thay đổi toàn bộ hướng, chu trình sản xuất. Đồng thời, các ưu đãi mà nhà nước áp dụng cho doanh nghiệp hiện chủ yếu là các ưu đãi về thuế, tài chính. Trong khi đó, để có thể sản xuất bền vững thì chỉ các ưu đãi về thuế hay tài chính là chưa đủ mà còn cần các biện pháp hỗ trợ về công nghệ, về chiến lược phát triển của các cơ quan quản lý nhà nước trong từng ngành cụ thể. Mặt khác, do chỉ tồn tại ở dạng chính sách khuyến thích nên việc các doanh nghiệp đầu tư sản xuất bền vững để thúc đẩy kinh tế xanh còn nhiều hạn chế.
Trong khi đó, ở Đức, để thực hiện giao thông xanh, Đức đã áp dụng thuế cao với đối tượng sử dụng và sở hữu xe máy; Chính phủ còn cung cấp quỹ đầu tư cho giao thông công cộng địa phương nhằm phát triển xe đạp. Còn ở Hàn quốc, hệ thống “thẻ thanh toán xanh” được xây dựng từ năm 2011 để kích thích sử dụng hàng hoá xanh và sản phẩm tiết kiệm năng lượng.
Cũng theo TS. Phạm Thị Hồng Nghĩa, các quy định về hỗ trợ tài chính của nhà nước vào kinh tế xanh vẫn còn những hạn chế, chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ chi thường xuyên của cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Trong đó, mức chi bảo vệ môi trường của cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương không thấp hơn 1% tổng chi ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm. Mức chi này được đánh giá là chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, nhất đối với các địa phương bố trí mức chi dưới 1%. Trong khi đó, các quốc gia như: Phần Lan, Thụy Điển, Pháp và Anh chi cho bảo vệ môi trường ở mức bình quân khoảng 3%-4% GDP.
Về phía TS. Lê Xuân Hậu - Phân hiệu Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Đại hội XIII của Đảng (năm 2021) đã bổ sung thành tố “bảo vệ môi trường” trong mối quan hệ lớn “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”. Giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Chủ động giám sát, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; phát triển nền kinh tế xanh, ít chất thải, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, carbon thấp. Thực hiện nghiêm và nâng cao chất lượng đánh giá tác động môi trường. Tăng cường hợp tác quốc tế trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mặc dù chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và quy định để đối phó với các vấn đề môi trường, nhưng việc thực thi những chính sách này gặp phải nhiều rào cản như: Khung pháp lý chưa đồng bộ, một số quy định về bảo vệ môi trường còn chồng chéo hoặc mâu thuẫn giữa các luật và nghị định. Một số lĩnh vực bảo vệ môi trường có thể thuộc thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ như: quản lý chất thải có thể liên quan đến cả Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng, dẫn đến việc các quy định và hướng dẫn có thể không đồng bộ hoặc trùng lặp…
Đề xuất giải pháp hoàn thiện khung pháp lý kinh tế xanh
Để giải quyết thực trạng trên, TS. Phạm Thị Hồng Nghĩa đề xuất một số giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về kinh tế xanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
Thứ nhất, Việt Nam cần sớm ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về kinh tế xanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.
Để thực hiện giải pháp này, Việt Nam có thể tham khảo Luật Tăng trưởng xanh năm 2010 của Hàn Quốc. Bởi lẽ, Luật Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc bao quát tất cả các nội dung về năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững... đã tạo đánh dấu bước cải cách mạnh mẽ trong việc phát triển kinh tế xanh ở Hàn Quốc, giúp quốc gia này trở thành một cường quốc về công nghiệp và dịch vụ.
Trong đó, Việt Nam cung cần học tập Hàn Quốc trong việc đưa ra định hướng cụ thể, rõ ràng cho phát triển kinh tế xanh như: Tạo sự cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thông qua thiết lập nền tảng cho phát triển các bon thấp và phát triển kinh tế xanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua việc thực hiện công nghiệp xanh và phát triển công nghệ xanh như là động lực của tăng trưởng; đóng góp cải thiện chất lượng cuộc sống; phát triển quốc gia là quốc gia có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế thông qua việc hiện thực hóa xã hội carbon thấp. Đồng thời, để đảm bảo hiệu quả thi hành luật, Việt Nam cũng nên học tập Hàn Quốc trong việc thành lập cơ quan riêng có chức năng hỗ trợ thiết lập các chính sách phát triển kinh tế xanh. Theo đó, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm phát triển, cơ quan này sẽ đưa ra các kết quả nghiên cứu chất lượng cao cho các nhà hoạch định chính sách và xây dựng mạng lưới phát triển kinh tế xanh.
Thứ hai, Việt Nam cần nghiên cứu, xây dựng, ban hành quy định cụ thể về năng lượng sạch, năng lượng tuần hoàn.
Theo đó, Việt Nam cần đưa ra các tiêu chí để xác định: năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; các phương hướng, biện pháp cụ thể để phát triển, sử dụng nguồn năng lượng này trong thực tiễn; các biện pháp hỗ trợ cụ thể của nhà nước để phát triển, sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Trong đó, những biện pháp hỗ trợ của nhà nước đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu, phát triển và sử dụng nguồn năng lượng đặc thù này. Bởi việc nghiên cứu, phát triển sử dụng nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo thường đòi hỏi chi phí và công nghệ cao, nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước sẽ rất khó khăn cho các tổ chức, cá nhân có thể triển khai.
Những quy định này sẽ tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho các tổ chức, cá nhân trong xã hội thuận lợi hơn trong quá trình phát triển năng lượng sạch, năng lượng tuần hoàn, góp phần phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam. Đồng thời, đó còn là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dễ dàng đưa ra các phương án hỗ trợ, cũng như kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân.
Thứ ba, Việt Nam cần thống nhất lại các quy định về ưu đãi thuế, đầu tư nhằm phát triển kinh tế xanh.
Thực trạng không thống nhất trong các quy định về ưu đãi thuế, đầu tư nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam gây khó khăn cho cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện pháp luật và tạo trở lực cho hoạt động phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
Do đó, Việt Nam cần sớm thống nhất các quy định này theo hướng: Một, thống nhất cách xác định dự án bảo vệ được hưởng ưu đãi về thuế, tài chính theo quy định của pháp luật đầu tư là thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước. Bởi việc định dự án bảo vệ môi trường theo pháp luật môi trường là dự án đầu tư thuộc ngành, nghề thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải bao gồm: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn (rác thải); Thu gom chất thải rắn (rác thải); Thu gom, xử lý nước thải; Tái chế hoặc tái sử dụng chất thải; không bao hàm được dự án phát triển tích trữ nước và phục hồi nguồn nước như pháp luật đầu tư. Trong khi đó, nguồn nước là một trong những nguồn tài nguyên tối quan trọng, là nền tảng thiết yếu trong việc đảm bảo sức khỏe của người dân.
Hai, thống nhất cách xác định dự án phát triển năng lượng sạch, tiết kiệm theo quy định của pháp luật đầu tư là sản xuất năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Bởi cách quy định của Luật Đầu tư năm 2020 mang tính bao trùm hơn so với Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2010.
Thứ tư, Việt Nam quy định rõ ràng những chính sách hỗ trợ về kinh tế và công nghệ cho sản xuất, tiêu dùng bền vững để thúc đẩy phát triển kinh tế xanh
Hiện do tồn tại dưới dạng các khuyến nghị với những chính sách hỗ trợ của đủ, chưa “mạnh” nên việc sản xuất, tiêu dùng bền vững ở Việt Nam trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại. Vì vậy, để có thể thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững, trước tiên Việt Nam cần tiến hành biện pháp phổ biến, tuyên truyền pháp luật về kinh tế xanh, về sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp. Bởi thực tế hiện nay, việc sản xuất, tiêu dùng bền vững có được thực hiện trên thực tiễn hay không phần lớn là phụ thuộc bảo ý chí của bản thân người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Việc phổ biến, tuyên truyền có thể được tiến hành thông qua tổ chức các hội thảo, diễn đàn khoa học để trao đổi kiến thức, kinh nghiệm về phát triển kinh tế xanh. Bên cạnh đó, để sản xuất bền vững “có sức hấp dẫn” hơn với các doanh nghiệp, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách ưu đãi và đặc biệt là các biện pháp hỗ trợ về chiến lược phát triển, công nghệ. Bởi Việt Nam là quốc gia còn yếu về công nghệ, do đó để có thể các doanh nghiệp chuyển dịch được sản xuất, quốc gia chuyển dịch được về kinh tế thì rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, Nhà nước cần đầu tư nguồn lực nhiều hơn nữa vào phát triển và ứng dụng công nghệ cao, phát triển năng lượng, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu bền vững; đảm bảo cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam không vi phạm các quy định về ô nhiễm môi trường, khí hậu. Cùng với đó, Việt Nam cần tăng cường hoạt động giao lưu, hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, nhất là hỗ trợ về vốn và công nghệ để đạt được các mục tiêu quốc gia về kinh tế xanh.
Thứ năm, thay đổi quy định về mức chi ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cho bảo vệ môi trường nhằm phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
Có thể thấy, mức chi ngân sách cho bảo vệ môi trường của Việt Nam còn thấp. Đồng thời nếu so sánh mức chi ngân sách cho bảo vệ môi trường và số thuế bảo vệ môi trường thu được cũng cho thấy, tỷ lệ đầu tư trở lại cho hoạt động bảo vệ môi trường còn thấp, cơ chế huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác còn nhỏ lẻ và mức động viên thấp. Do đó, để nâng cao hiệu quả của thành tố môi trường nhằm phát triển chính sách kinh tế xanh, Việt Nam cần tăng mức chi ngân sách thường xuyên ở cả mức trung ương và địa phương cho bảo vệ môi trường.
Theo đó, Việt Nam cần xem xét tăng dần tỷ lệ chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước liên quan đến bảo vệ môi trường, phấn đấu đạt được mức 2% so với tổng chi ngân sách nhà nước. Vì vậy, cần sửa đổi quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường từ 1% thành 2%. Đồng thời bảo đảm mức và cơ cấu đầu tư cho bảo vệ môi trường một cách hợp lý trong đầu tư phát triển, ưu tiên cho tăng cường năng lực quản lý, giải quyết các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách. Trong các giải pháp trên, ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về kinh tế xanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và ban hành quy định cụ thể về năng lượng sạch, năng lượng tuần hoàn là giải pháp cơ bản cần ưu tiên trước tiên. Bởi lẽ, hoàn thiện đồng bộ khung cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng xanh là chủ đề, nhiệm vụ đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ đề cập trong Quyết định 882/QĐ TTg ngày 22/07/2022 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030. Theo đó, văn bản này sẽ tạo nền tảng pháp lý cơ bản cho việc phát triển kinh tế xanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
TS. Phạm Thị Hồng Nghĩa nhấn mạnh: "Khung pháp lý cơ bản giúp Việt Nam đạt một số thành tựu nhất định trong phát triển kinh tế xanh nhằm thực hiện mục tiêu bền vững. Tuy nhiên, so sánh với nhóm các quy định trong khung pháp lý về kinh tế xanh nhằm thực hiện phát triển bền vững thì Việt Nam vẫn còn thiếu văn bản quy định trực tiếp về kinh tế xanh, về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; chính sách ưu đãi cho phát triển kinh tế xanh vẫn còn những điểm chưa đồng bộ… Do đó, để phát triển kinh tế xanh, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, trong đó tập trung vào ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp về kinh tế xanh nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững".
Duy Trinh