Đó là nhận định của các diễn giả trong buổi hội thảo với chủ đề "Logistics và chuỗi cung ứng: Làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao sức cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập?ângcaosứccạnhtranhchodoanhnghiệtỷ số besiktas” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh TP.HCM tổ chức tại TP.HCM ngày 18-5.
Ông Võ Tân Thành, Phó chủ tịch VCCI khẳng định: "Việt Nam hiện đã ký kết và gia nhập rất nhiều tổ chức thương mại khu vực như TPP, EVFTA, AEC,… điều này cho thấy Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm chế tác lớn của thế giới với lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) gia tăng và tạo thị trường cho ngành logistics." Đặc biệt, khi TPP có hiệu lực với việc gỡ bỏ 18.000 dòng thuế và gỡ bỏ các rào cản phi thuế quan sẽ thúc đẩy lưu thông hàng hóa giữa các quốc gia. Tạo cơ hội mở rộng thị trường, tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu cho các DN Việt Nam và nước ngoài.
Trong 4 tháng đầu năm 2016, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam sơ bộ đạt hơn 104,4 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó trị giá xuất khẩu là 53,1 tỷ USD, tăng 6,5% và trị giá nhập khẩu là 51,34 tỷ USD, giảm 1,3%.
Theo Viện Nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam, dự kiến trong năm 2016 lượng hàng XNK qua các cảng biển sẽ đạt 470 triệu tấn với 13,3 triệu TEU. Lượng hàng XNK dự kiến vào năm 2020 vào khoảng 560 triệu tấn và năm 2025 là 850 triệu tấn. Thêm vào đó, dư địa phát triển ngành logistics Việt Nam còn rất lớn. Các DN Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu mạnh mẽ để tăng cường sức cạnh tranh nội địa và trên thị trường quốc tế. Do đó, nhu cầu phát triển và sử dụng dịch vụ ngành logistics sẽ tăng cao.
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đã có những quy hoạch trên thực tế bằng nhiều nguồn vốn đã và sẽ đầu tư phát triển vào các khu vực trọng điểm như khu cảng nước sâu Cái Mép, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, sân bay quốc tế Long Thành, hành lang đường bộ Đông Tây (EWEC), hành lang Hà Nội – Hải Phòng – Hà Khẩu – Côn Minh, hệ thống đường bộ cao tốc, đường sắt Xuyên Á,… Các thể chế tiếp tục củng cố, tạo thuận lợi như thủ tục hải quan, cải cách hành chính, đẩy nhanh tiến trình hội nhập sâu vào khu vực và thế giới.
Mặc dù trong những năm qua ngành logistics phát triển rất mạnh mẽ song vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện hữu, chưa đạt mức độ chuyên nghiệp cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhận thức về ngành logistics trong xã hội và cộng đồng DN vẫn chưa cao và còn nhiều khác biệt.
Ngoài ra, bài toán lớn nhất hiện nay cho ngành logistics là về kết cấu hạ tầng. Theo thạc sĩ Bùi Quốc Nghĩa, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển logistics Việt Nam, kết cấu hạ tầng chưa định lượng được ở mức quốc gia, khu vực đến từng ngành sản xuất. Kết cấu hạ tầng chưa phát triển đầy đủ, tập trung nặng về đường bộ. Vận tải logistics không chỉ về đường bộ mà bao gồm cả vận tải biển ven bờ, đường thủy nội địa,… Do các DN tập trung vận tải đường bộ nhiều, lại hay xảy ra tình trạng tắc nghẽn trong khi nước ta có hệ thống kênh rạch chằng chịt mà lại không được khai thác triệt để.
Không chỉ khâu vận tải, khâu sản xuất cũng còn thiếu tính cạnh tranh do nhiều công ty sản xuất tập trung dọc các trục đường bộ mà đất lại “vừa thừa vừa thiếu” nên đội chi phí sản xuất lên. Ngoài ra, logistics hiện đại là cung cấp dịch vụ nhưng khách hàng DN trong ngành logistics hiện đại thực sự còn yếu. Số lượng các DN sử dụng dịch vụ logistics chưa chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế nên vẫn hạn chế sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng còn thấp, chưa đáp ứng đủ yêu cầu và nhu cầu của DN. Chủ yếu các DN phải đào tạo lại và tự đầu tư bổ sung kiến thức cho nhân lực hiện có của công ty.
Chính vì vậy, để giúp DN logistics trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, cần có sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ và các cơ quan quản lý. Theo đó, Nhà nước nên tiến hành xây dựng chiến lược phát triển ngành logistics quốc gia đồng thời xây dựng các chính sách phát triển và kế hoạch phù hợp. Xây dựng khung pháp lý thống nhất và tạo thuận lợi cho hoạt động logistics của DN.
Bên cạnh đó, xây dựng cơ sở dữ liệu ngành logistics, xây dựng các chỉ tiêu định lượng và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và cung cấp dịch vụ công, liên quan tới vận tải, giao nhận. Nhanh chóng hình thành phát triển 3 cảng cửa ngõ quốc gia tại 3 điểm Bắc, Trung, Nam với tổ chức chặt chẽ về không gian và chức năng hiện đại làm trụ cột cho hệ thống logistics.
Đối với các DN sử dụng dịch vụ logistics nên tái cơ cấu và xác lập bộ phận chuyên quản trị về logistics; xác định rõ phương hướng phát triển của công ty và xây dựng chiến lược nhất quán với Chính phủ để tăng cường sức cạnh tranh. Nhất là các DN cần phải đánh giá thực trạng, xác định thị trường của mình và phát huy điểm mạnh để nâng cao tính cạnh tranh. Đồng thời, hợp tác với các DN XNK để tạo chuỗi cung ứng, nâng cao hiệu suất hoạt động và chất lượng dịch vụ.