【inter miami đấu với atlanta united】Góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp
Được thành lập từ đầu năm 2016,ầnphụcvụsảnxuấtnngnghiệinter miami đấu với atlanta united Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang được phân công quản lý đầu tư xây dựng nhiều dự án trọng điểm thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Với trọng trách trên, tập thể cán bộ, viên chức đơn vị luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Tiểu dự án các Ô bao thủy lợi nhỏ tỉnh Hậu Giang - Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (WB6) kỳ vọng phát huy hiệu quả tích cực.
Tiếp nối những thành tích đạt được sau những năm đầu thành lập, năm 2018 này Ban quản lý dự án tiếp tục tăng tốc thực hiện và đưa vào khai thác nhiều công trình phục vụ bền vững nền nông nghiệp tỉnh nhà. Trong đó, phải kể đến Tiểu dự án các Ô bao thủy lợi nhỏ tỉnh Hậu Giang thuộc Dự án quản lý thủy lợi phục vụ phát triển nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long (WB6) thực hiện trên địa bàn xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh và xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A. Dự án do Ban quản lý làm chủ đầu tư, khi hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ giúp kiểm soát nguồn nước, chủ động tưới tiêu và kiểm soát mực nước. Từ đó, đảm bảo ổn định sản xuất cho 1.254ha đất sản xuất ở xã Vị Tân và xã Trường Long Tây. Ngoài các công trình cống, đập, trạm bơm được đầu tư quy mô còn có hệ thống đường kết hợp với cầu giao thông phục vụ vận chuyển sản phẩm nông sản trong vùng dự án.
Cụ thể, quy mô công trình được chia thành 2 gói thầu xây lắp. Gói thầu số 1 (HG1-CW01) thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị ô bao thủy lợi nhỏ xã Trường Long Tây sau quá trình vận hành thử nghiệm đã được bàn giao mới đây. Người dân đang kỳ vọng dự án phát huy hiệu quả giúp chủ động nguồn nước trong vụ lúa tới. Nông dân Lê Văn Thiệt, ở ấp Trường Thọ A, xã Trường Long Tây, phấn khởi cho biết: “Ước tính một công đất nếu bơm điện chỉ mất khoảng 70.000-80.000 đồng, nếu bơm bằng máy như trước thì chi phí khá cao. Thời gian triển khai thi công cống kết hợp trạm bơm, người dân quanh đây đều kỳ vọng công trình sớm vận hành giúp tiết giảm chi phí và công sức bơm tháo nước, gieo sạ được đồng loạt. Nhờ trạm bơm được đầu tư, sau này nông dân làm lúa vụ 3 cũng nhẹ công hơn”.
Bà Lê Thị Mỹ Trang, Phó Chủ tịch UBND xã Trường Long Tây, cho biết: Dự án sớm được đưa vào phục vụ sẽ thuận lợi hơn rất nhiều cho bà con, giúp giảm được chi phí sản xuất, gieo sạ đồng loạt, tránh được tác động của triều cường trong mùa lũ. Từ đó, các công ty thu mua cũng dễ thực hiện bao tiêu hơn.
Bên cạnh đó, gói thầu số 2 (HG2-CW02), thi công xây dựng và lắp thiết bị ô bao thủy lợi nhỏ xã Vị Tân cũng đã hoàn thành trước mùa lũ. Quy mô công trình gồm 5 trạm bơm điện kết hợp cống hở: Hai Thành, Tư Nghĩ, Thạch Suôl, Sáu Do, Bàu Mướp, ở xã Vị Tân được đầu tư kiên cố, tổng kinh phí trên 13 tỉ đồng. Mỗi trạm được bố trí 2 máy bơm trục đứng, công suất 1 máy bơm 900m3/giờ. Được biết, thời gian qua chủ đầu tư đã khẩn trương đôn đốc nhà thầu thi công, tăng tốc về tiến độ thực hiện nhằm giúp nông dân bảo vệ diện tích canh tác trước và trong mùa lũ 2018. Khép kín khoảng 500ha đất canh tác lúa ở xã Vị Tân.
Phấn khởi khi nhìn thấy trạm bơm điện tại cống Hai Thành vận hành, ông Lê Hoàng Ninh, ở ấp 6, xã Vị Tân, cho biết: “Đầu vụ trước, gieo sạ xong thì có thông tin áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão. May mắn là cống Hai Thành khi đó vừa kịp vận hành, gia đình tôi và bà con có lúa trong nội đồng rất phấn khởi vì bảo vệ được diện tích canh tác”.
Một dự án quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp được hoàn thiện từ đầu năm 2018 là cống Hậu Giang 3, đầu tư khoảng 79 tỉ đồng gồm 2 cống lớn và 6 cống nhỏ được triển khai trên địa bàn huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp. Kể từ khi hoàn thành, dự án cống Hậu Giang 3 giúp chủ động ứng với phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng, nhất là tình trạng lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống Nhân dân khu vực vùng dự án. Cống Hậu Giang 3 được thiết kế bê tông cốt thép, cửa cống có thể nâng lên hạ xuống bằng xi lanh thủy lực mà không phụ thuộc áp lực dòng chảy. Kết cấu này giúp khâu vận hành với độ an toàn cao và nhanh hơn gấp 3-5 lần so với phương pháp đóng mở bằng môtơ điện. Từ khi đưa vào khai thác, công trình đã giúp chủ động về nguồn nước cho hàng ngàn héc-ta đất sản xuất ở các khu vực vùng trũng thuộc Phụng Hiệp và Long Mỹ.
Vận hành trạm bơm điện cống Hai Thành, ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh.
Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, ngoài đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình được giao, đơn vị còn tăng tốc giải ngân vốn các dự án trong năm 2018. Tính đến cuối tháng 12, đơn vị giải ngân đạt gần 100% kế hoạch vốn năm. Đây là một nỗ lực đáng ghi nhận trong công tác quản lý đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp mà Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao phó. Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trần Chí Hùng cho biết: Về giải pháp thực hiện các dự án do Ban quản lý là chúng tôi tích cực phối hợp với địa phương và các ngành có liên quan về hồ sơ, thủ tục trong công tác giải phóng mặt bằng. Hiện nay, đối với các dự án chuyển tiếp không còn nhiều, chỉ còn lại kè Ngã Sáu đến cuối tháng 12 cũng hoàn thành đưa vào sử dụng phục vụ cho việc chống sạt lở. Các công trình chuẩn bị đầu tư như đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh giai đoạn 2 hiện đã đấu thầu dự kiến trong quý I-2019 triển khai thi công 3 gói thầu. Trong đó, địa bàn huyện Long Mỹ 2 gói thầu, địa bàn thành phố Vị Thanh 1 gói thầu.
THÚY NGUYỄN