99,ínhsáchhỗtrợDNNVVKinhnghiệmtừNhậtBảwap bong đa7% DN hoạt động tại Nhật Bản là DNNVV |
Theo ông Hiroshi ARAI - Trưởng phòng Hỗ trợ Kinh doanh nước ngoài - Cục Doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kinh tế và Thương mại Nhật Bản): 99,7% doanh nghiệp hoạt động tại Nhật Bản là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Khu vực DNNVV này cũng chiếm tới 70% tổng lao động làm việc tại các DN của Nhật Bản.
Ông Hikaru FUKANUMA - Chuyên gia kinh tế chính thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách tổng hợp (Công ty Tài chính Nhật Bản) khẳng định, DNNVV đóng một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự phát triển ngành công nghiệp Nhật Bản. Rất nhiều DN lớn của Nhật Bản hiện nay có xuất thân từ những DNNVV, cụ thể như Honda, thành lập năm 1948 với khởi điểm chỉ có 34 lao động; Sony, thành lập năm 1945 với khởi điểm ban đầu chỉ có 20 lao động.
Đặc biệt, rất nhiều DN lớn hiện nay phát triển được thì phải cần đến những sản phẩm được sản xuất từ các DNNVV. Cụ thể, rất nhiều DNNVV Nhật Bản đã cung cấp linh, phụ kiện để sản xuất ra máy bay Boeing 777 - ông Hikaru FUKANUMA nhấn mạnh.
Xác định tầm quan trọng của khu vực DNNVV, nên Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra những chính sách hỗ trợ DNNVV từ rất sớm. Cụ thể, năm 1948, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập Cục DNNVV; năm 1963 ban hành Luật cơ bản về DNNVV và tiếp tục tiến hành sửa đổi toàn diện Luật cơ bản về DNNVV vào các năm 1999, 2013.
Tại Việt Nam, Luật Hỗ trợ DNNVV cũng đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xin ý kiến hoàn thiện. Về vấn đề này, các chuyên gia Nhật Bản đánh giá đây là một bước tiến chính sách lớn đối với khu vực DNNVV Việt Nam. Tại Việt Nam, DNNVV chiếm trên 97% tổng số DN đang hoạt động, đây là con số rất lớn. Đặc biệt, DNNVV là những DN nhỏ, khó khăn về vốn, công nghệ, khả năng tiếp cận thị trường và tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng cũng không dễ dàng. Vì vậy, ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV là cần thiết.
Song các chuyên gia Nhật Bản cũng cho rằng, cần phân chia DNNVV thành nhiều nhóm DN khác nhau. Ví dụ tại Nhật Bản, phân chia thành DN nhỏ, DN vừa và lĩnh vực kinh doanh nhỏ. Mục đích của việc phân chia này sẽ giúp cho các cơ quan chức năng có những thiết kế chính sách phù hợp nhất với từng loại hình DN, để những hỗ trợ đạt được kết quả như mong muốn.
Mặt khác, theo ông Hikaru FUKANUMA, trong quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ, Việt Nam nên chú ý xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính cho DNNVV, vì tài chính là vấn đề khu vực DNNVV rất yếu, nếu không có sự hỗ trợ tốt, DN khó mà hoạt động hiệu quả được.