【kết quả tây ban nha 2】Việt Nam vẫn bị bỏ lại phía sau nếu tiếp tục bàn nhưng chưa làm cơ chế Sandbox

Tại Tọa đàm “Thúc đẩy triển khai cơ chế Sandbox trong kinh tếchia sẻ tại Việt Nam” diễn ra tại Báo Đầu tư,ệtNamvẫnbịbỏlạiphíasaunếutiếptụcbànnhưngchưalàmcơchếkết quả tây ban nha 2 các diễn giả đã chia sẻ về những điểm nghẽn phát lý Việt Nam trong Sandbox.

 Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cho biết, trong khu vực Đông Nam Á, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia đều đã  có thực hiện cơ chế thử nghiệm pháp lý (regulatory sandbox), Việt Nam vẫn tiếp tục bị bỏ lại phía sau khi tiếp tục bàn nhưng chưa làm. 

Tuy nhiên, bất chấp sự chậm trễ của các cơ quan ban hành chính sách, trên thực tế, các doanh nghiệp, cả nước ngoài và Việt Nam đều đã kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm có đặc tính kinh tế chia sẻ mà không chờ đến hành lang pháp lý chính thức.

3 lĩnh vực: vận tải, dịch vụ lưu trú phục vụ du lịch, công nghệ tài chínhđã nở rộ các hoạt động khởi nghiệpvà kinh doanh. Trong cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam, khi không có sandbox, thành lập doanh nghiệp ở nước ngoài (Singapore, Estonia…) để kinh doanh ở thị trường Việt Nam trở thành kênh phòng tránh rủi ro pháp lý.

Tuy nhiên, môi trường pháp lý tranh tối, tranh sáng và thực thi pháp luật thiếu nhất quán có thể tạo ra rủi ro, cả ngắn hạn lẫn dài hạn cho doanh nghiệp, đặc biệt là rủi ro hồi tố cũng như những thất thoát thuế, tạo ra các thị trường phi chính thức đối với nhà nước.

Theo ông Đồng, về dài hạn, 5 lĩnh vực tiềm năng  cho việc ứng dụng kinh tế chia sẻ là: vận tải (bao gồm cả giao nhận phục vụ thương mại điện tử); Dịch vụ lưu trú; Dịch vụ tài chính (fintech); các lĩnh vực tiềm năng khác có thể phát triển mạnh ở Việt Nam là năng lượng, giải trí số. Điều này hàm ý, regulatory sandbox trong 5 lĩnh vực này cần được ưu tiên để thực thi trước nhất.

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS)

Ông Đồng cho rằng, bản thân các đề án như Đề án Kinh tế chia sẻ; Đề án chuyển đổi số Quốc gia không trực tiếp hình thành ‘regulatory sandbox’ mà chỉ mang tính định hướng.

Với mô hình ‘quản lý theo ngành’ như Việt Nam, thực chất thẩm quyền lập quy và cấp phép nằm trong tay các bộ. Thiếu phối hợp giữa các bộ, lẫn tâm lý sợ rủi ro của các bộ, trong khi thiếu áp lực cần thiết từ Chính phủ, là nguyên nhân khiến sandbox đình trệ, chỉ dừng ở mức nói mà chậm làm.

Theo đó, đại diện này đưa ra 2 giải pháp trực tiếp để nhanh chóng hiện thực hóa sandbox.

Thứ nhất, Chính phủ cần thành lập ngay tổ công tác của Chính phủ về Sandbox gồm lãnh đạo các bộ chính gồm bộ Thông tin Truyền thông; Bộ Tư pháp Ngân hàngNhà nước, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Công thương để điều phối và thực thi thống nhất tầm nhìn chính sách của chính phủ về chính sách công nghệ.

Thứ 2, nên thành lập văn phòng Quốc Gia về Sandbox nhằm thực hiện chức năng một cửa tiếp nhận hồ sơ đăng ký sandbox; cấp phép thực hiện và giám sát thực thi các hồ sơ được cấp phép thử nghiệm.

Theo ông Đồng, làm pháp luật là do Nhà nước, nhưng cần phải thử nghiệm pháp lý để tìm các rủi ro. Sanbox bản chất là tận dụng được các nguồn cung, nguồn tài nguyên dư thừa để đưa người bán tìm đến người mua, từ đó giải toán được bài toán cân bằng giữ cung và cầu.

Dẫn chứng mô hình từ mô hình của Nhật Bản, ông Đồng cho rằng, mô hình này khá gần gũi với Việt Nam khi phần chia ra các nhóm chức năng, tổ công tác từ tư vấn pháp chế đến Ủy ban đánh giá các hoạt động kinh doanh đổi mới.

Liên quan đến vấn đề này, TS. Trần Thị Quang Hồng, Trưởng Ban NCPL Dân sự- Kinh tế, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), đưa ra các thách thức đối vớipháp luật trong việc thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Điều này cho thấy tại thời điểm hiện tại, các regulatory sandbox để thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới dường như vẫn vắng bóng ở Việt Nam.

TS. Trần Thị Quang Hồng, Trưởng Ban Nghiên cứu pháp luật Dân sự - Kinh tế, Viện Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp)

Đầu tiên, là khả năng điều chỉnh các vấn đề mới nảy sinh một cách phù hợp. Sự phù hợp đòi hỏi sự hiểu biết chính xác về công nghệ phát sinh cũng như tác động của nó đối với xã hội. Công nghệ càng phát triển thì khoảng cách về sự hiểu biết giữa các nhà phát triển công nghệ và các lập pháp cũng ngày càng lớn.

Kế tiếp, khả năng đáp ứng của luật với những diễn biến nhanh của cách mạng công nghiệp. Pháp luật vốn thường đi sau sự phát triển của xã hội và càng đi sau sự phát triển của công nghệ. Những ví dụ trên đây về Uber, Grab, Libra hay gig economy cũng là minh chứng rõ rệt của sự đi sau này.

Theo bà Hồng, một hành lang pháp lý thiết lập các quy tắc chung cho việc triển khai sandbox là cần thiết trong điều kiện hiện nay. Hành lang pháp lý đó phải đảm bảo xác định được cách hiểu thống nhất về regulatory sandbox, các mục tiêu và quan điểm phát triển sandbox; Trao quyền cho các cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực trong việc triển khai regulatory sandbox trong lĩnh vực của mình.

Đặc biệt,những quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát quá trình thử nghiệm và hỗ trợ các chủ thể trong quá trình thử nghiệm; xác định các các nguyên tắc giới hạn thời gian và không gian địa lý để triển khai sandbox, các điều kiện để có thể gia hạn về thời gian và mở rộng phạm vi về không gian nếu cần...

Ngày 12/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ, trong đó khẳng định quan điểm "thực hiện cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng sandbox) cho việc triển khai và ứng dụng các công nghệ mới trong mô hình kinh tế chia sẻ” .
Đề án này mở ra cơ hội mới cho việc triển khai các regulatory sandbox ở Việt Nam, không chỉ liên quan đến kinh tế chia sẻ mà cả các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, trong điều kiện thuận lợi như vậy, việc phát triển các regulatory sandbox ở Việt Nam vẫn sẽ không thể thực hiện được nếu như không có những hành lang pháp lý cụ thể hơn và không có sự trao quyền mạnh mẽ cũng như xác định trách nhiệm rõ ràng hơn cho các bộ, ngành.