Tạm dừng đề xuất, thỏa thuận dự án điện mặt trời theo giá cố định | |
Khẩn trương chuẩn bị đấu thầu điện mặt trời | |
“Vỡ trận” phát triển năng lượng tái tạo |
Quá tải lưới điện là bài toán nan giải hiện nay khi phát triển rầm rộ các dự án điện mặt trời tại một số địa phương. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Bộ Công Thương muốn bổ sung 12 dự án điện gió, điện mặt trời với tổng công suất hơn 3.600 MW vào Quy hoạch.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong điều kiện hiện nay, với khả năng hệ thống điện có thể thiếu điện sau năm 2021-2023 và các năm tiếp theo, việc bổ sung các nguồn điện từ các dự án điện gió vào lưới điện quốc gia là cần thiết.
Tuy nhiên, việc tính toán tỷ trọng phù hợp nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cơ cấu nguồn điện của quốc gia phải đảm bảo khả năng giải tỏa công suất cho các dự án, hệ thống điện vận hành ổn định, an toàn, chất lượng, không làm tăng giá điện bình quân.
Việc bổ sung vào quy hoạch từng dự án riêng lẻ, với số lượng lớn sẽ không thể đảm bảo cho việc quản lý hiệu quả mang tính tổng thể nguồn năng lượng quốc gia.
Đến nay, nhiều dự án điện gió và điện mặt trời quy mô lớn đã phát điện được một thời gian. Do vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Công Thương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan đánh giá tổng thể tác động của đự án điện gió (tiếng ồn, tần số, bóng cánh quạt, vật tư sửa chữa thay thế…) và điện mặt trời (nhiệt độ, nước thải rửa tấm pin, vật tư sửa chữa thay thế…) tới môi trường, làm cơ sở xem xét bổ sung dự án mới vào quy hoạch.
Đáng chú ý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị tư vấn “không đặt tên dự án xin bổ sung quy hoạch gắn với tên đơn vị đề xuất dự án”. Lý do là để có cơ hội bình đẳng cho các nhà đầu tư có đủ năng lực tham gia đầu tư vào các dự án điện gió, điện mặt trời, phù hợp với công tác lựa chọn nhà đầu tư dự án theo quy định.
Đối với các dự án thực hiện trên biển, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có phương án khảo sát và ý kiến của các bộ chuyên ngành như Bộ Tài nguyên và Môi trường để đánh giá tác động tới môi trường, vùng biển để giao thực hiện dự án; Bộ NN&PTNT về các vấn đề liên quan thủy sản; Bộ Giao thông Vận tải về an toàn giao thông trên biển; Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về ảnh hưởng của dự án tới quốc phòng – an ninh quốc gia…
Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho rằng Bộ Công Thương xem xét bổ sung các dự án năng lượng tái tạo vào quy hoạch trên cơ sở có ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam về đảm bảo khả năng giải tỏa hết công suất, đảm bảo tiêu chuẩn vận hành an toàn liên tục, không gây quá tải lưới điện.
12 dự án được Bộ Công Thương đề xuất bổ sung vào Quy hoạch gồm: Dự án ĐMT Khang Nam (Bình Phước); dự án ĐMT Ninh Phước (Bình Phước); Trang trại ĐMT Quảng Bình (Quảng Bình); dự án ĐMT nổi Phú Cường, Phú Ngọc (Đồng Nai); dự án cụm nhà máy ĐMT Solar Park Long An 5, 6, 7, 8 (Long An); dự án điện gió Yang Trung (Gia Lai); dự án điện gió Chơ Long (Gia Lai); dự án Nhà máy điện gió Buôn Hồ 3-giai đoạn 2 (Đắk Lắk); Nhà máy điện gió SD-Chư Prông (Gia Lai); dự án Nhà máy điện gió Yang Bắc (Gia Lai); dự án Nhà máy điện gió Thăng Long Trà Vinh, vị trí V3-1 (Trà Vinh); dự án Nhà máy điện gió HE Gia Lai (Gia Lai). |