Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua,ốchộithôngquaLuậtQuảnlýsửdụngvốnnhànướcđầutưvàosảnxuấdự đoán trận bayern munich Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của ĐB Quốc hội về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Thu vào ngân sách một phần lợi nhuận còn lại sau trích lập
Nhiều khái niệm, quy định trong dự thảo đã được tiếp thu, chỉnh lý theo ý kiến đóng góp của ĐB. Cụ thể như, về khái niệm “vốn nhà nước tại doanh nghiệp (DN)”, tiếp thu ý kiến của đại biểu, UBTVQH đã chỉnh lý, không đưa “vốn nhà nước hình thành từ các khoản phải nộp ngân sách được trích để lại” và “giá trị quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài nguyên quốc gia được Nhà nước giao cho DN” vào khái niệm về vốn nhà nước tại DN để bảo đảm thống nhất với quy định tại dự án Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) và Luật đất đai.
Về nguyên tắc đầu tư, UBTVQH đã bổ sung nguyên tắc cơ quan đại diện chủ sở hữu và người đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN phải chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại DN. Đồng thời, cụ thể hoá các quy định về trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước và về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN.
Về nguyên tắc phân phối lợi nhuận sau thuế của DN, dự thảo Luật được điều chỉnh theo hướng Nhà nước thu vào NSNN một phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật và giao cho Chính phủ hướng dẫn, quy định chi tiết về phân phối lợi nhuận sau thuế, trích lập và sử dụng các quỹ của DN.
Tiếp thu ý kiến ĐB, UBTVQH đã bỏ quy định về cơ quan đại diện chủ sở hữu phải có ý kiến về việc giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền đối với hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN. Quy định này nhằm tăng cường vai trò phối hợp của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN, tránh chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra, ảnh hưởng đến hoạt động của DN.
Chưa áp dụng mô hình cơ quan chuyên trách "quản" vốn Nhà nước
Đối với một số ý kiến đóng góp khác, UBTVQH cũng có báo cáo, giải trình cụ thể.
Với ý kiến đề nghị quy định chặt chẽ hơn về đầu tư ra nước ngoài của DN, UBTVQH cho biết quyết định về đầu tư ra nước ngoài của DN, ngoài việc tuân thủ các quy định tại Luật này, còn phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, về quản lý ngoại hối và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư sau khi Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Bên cạnh đó, tại Điều 42 và Điều 44, dự thảo Luật cũng đã quy định rõ trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với việc đầu tư ra nước ngoài của DN.
Đối với vấn đề đang được quan tâm là mô hình đại diện chủ sở hữu nhà nước, có ý kiến đề nghị quy định ngay trong luật việc thành lập một cơ quan chuyên trách tương đương cơ quan ngang bộ làm đại diện chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại DN.
Theo UBTVQH, ý kiến của đại biểu Quốc hội đề nghị là xác đáng, việc thành lập một cơ quan chuyên trách về quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước đầu tư tại DN sẽ tạo được đột phá, bảo đảm công khai, minh bạch trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước của DN, tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức.
Tuy nhiên, việc thay đổi mô hình đại diện chủ sở hữu theo hướng thành lập một cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ có thể tác động đến mô hình, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ cũng như thực tiễn hoạt động của các DN có vốn đầu tư của Nhà nước. Vì vậy, UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình phù hợp, khả thi trong thời gian tới.
Hoàng Yến