“Đây là lần thứ 3 em đến nhà mới gặp được chị. Gia đình cố gắng động viên để bé đi học biết chữ,ậntụyvigravehọdu doan chelsea sau này cải thiện cuộc sống. Mình đã khổ rồi, cho con đi học để sau này được khấm khá hơn. Không biết chữ làm việc gì cũng khó”. “Con đã nghỉ học nhiều rồi, ra lớp học với cô nha, sau này biết chữ còn phụ giúp ba mẹ”... Đó là những lời động viên, phân tích của cô giáo Trinh khi đến thăm gia đình chị Điểu Thị Tâm, dân tộc S’tiêng, một trong những hộ nghèo của ấp Mười Mẫu, xã Phước Thiện để động viên con chị Tâm đến lớp.
Cô Điểu Thị Thu Trinh luôn tâm huyết với nghề, nỗ lực vận động nhiều học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số bỏ học trở lại trường
Hoàn cảnh chị Tâm rất khó khăn khi một mình nuôi 2 con trong độ tuổi ăn học. Tài sản lớn nhất của gia đình chị là căn nhà xập xệ, trống trước, hở sau, có chỗ phải giăng bạt để tránh nắng, mưa. Bằng tình thương yêu, tấm lòng chân tình cũng như hiểu được phong tục tập quán của đồng bào, cô Trinh đã cùng nhà trường hỗ trợ dụng cụ học tập và thuyết phục được chị Tâm cho em Điểu Minh Chun, học sinh lớp 3C đến trường.
TH&THCS Phước Thiện là một trong những ngôi trường vùng sâu của huyện Bù Đốp. Trường có hơn 180 học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, hầu hết là con em đồng bào dân tộc S’tiêng, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn, thậm chí có em nhà chưa có điện. Vào vụ thu hoạch điều, tiêu, các em thường lên rẫy phụ giúp ba mẹ nên việc học bị gián đoạn. Không để học sinh vì mưu sinh mà quên chuyện học hành, cô Trinh luôn nắm bắt tình hình rồi đến nhà vận động gia đình để các em đến lớp. Tấm lòng nhiệt huyết vì học sinh thân yêu của cô đã được đền đáp, khi các em đi học đều đặn, nỗ lực học bài chăm chỉ.
Tỷ lệ học sinh đến trường những năm gần đây đều đạt chỉ tiêu huyện giao. Có được thành tích như vậy là nhờ cô Trinh cũng như các thầy cô giáo khác trong trường đã tăng cường vận động học sinh đến lớp. Đặc biệt, cô Trinh đã không ngại địa bàn xa xôi, đi lại khó khăn, dù nắng, mưa vẫn kiên trì vận động các em đi học, đảm bảo sĩ số lên lớp cũng như chất lượng học tập. Năm 2021, cô Trinh được UBND huyện Bù Đốp tặng giấy khen điển hình trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. |
Cô Nguyễn Thị Đức Hiền, Phó hiệu trưởng Trường TH&THCS Phước Thiện, huyện Bù Đốp |
Cô Trinh cho biết: “Phước Thiện là vùng biên giới nên việc giảng dạy cũng như vận động học sinh ra lớp rất khó khăn, có khi chúng tôi đến nhà 2-3 lần mới gặp được phụ huynh, học sinh để tuyên truyền, vận động. Không chỉ vậy, đường đi lại khó khăn, hẻo lánh, không đèn đường nên nhiều đêm đi vận động rất sợ và đôi khi thấy nản. Đến nhà thì một số em mặc cảm, nhút nhát, tìm chỗ núp. Chúng tôi phải tìm cách tiếp cận, lắng nghe để biết các em đang nghĩ gì, mong muốn điều gì để vận động đến lớp. Chúng tôi luôn nỗ lực từng ngày làm sao cho các em hiểu khi có kiến thức sẽ có tương lai và khi chúng ta nhận thức tốt đẹp thì sẽ có cuộc sống tươi sáng hơn”
Cách đây hơn 10 năm, khi nhận quyết định về công tác tại Trường TH&THCS Phước Thiện, cô Trinh rất bỡ ngỡ, phải tập làm quen với môi trường làm việc khi mọi thứ sinh hoạt, cơ sở vật chất nhà trường đều thiếu thốn. Tuy nhiên, chính những khó khăn, áp lực đó đã trở thành động lực để cô nỗ lực hoàn thiện bản thân, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc và tình yêu nghề đã cho cô nhiều kỷ niệm. Cô Trinh chia sẻ: “Trong hoàn cảnh khó khăn chung nhưng các em vẫn có ý chí vượt khó để đến lớp. Từ điều đó mà tôi luôn phấn đấu để đưa con chữ đến với các em”.
Đến nay, tỷ lệ học sinh đến trường ngày càng tăng. Các buổi học của lớp do cô Trinh phụ trách thường xuyên đảm bảo sĩ số. Đó là niềm vui không gì sánh được của cô Trinh, bởi cô có thể dạy cho các em không chỉ là những con số, phép tính, những kỹ năng, bài học làm người mà còn biết vượt qua khó khăn vươn lên học tốt, có ước mơ, có tư duy, định hướng cho tương lai của mình - một tương lai chắc chắn sẽ tươi đẹp hơn.