【trưc tiếp bong da】Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh hướng tới “Kho bạc 3 không”
Tiết kiệm thời gian,ạcNhànướcQuảngNinhhướngtớiKhobạckhôtrưc tiếp bong da công sức cho công chức kho bạc
Ông Nguyễn Thành Nam, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh cho biết: Năm 2022, KBNN Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch và triển khai toàn diện các nhiệm vụ về cải cách hành chính (CCHC); kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) theo kế hoạch; cung cấp 100% thủ tục thực hiện dịch vụ công trực tuyến của KBNN (DVCTT) mức độ 4 và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG); thực hiện tốt việc khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của hệ thống KBNN theo thông báo số 3917/TB-KBNN ngày 09/8/2022 của KBNN.
Cũng trong năm 2022, KBNN Quảng Ninh tiếp tục thực hiện áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 tại cơ quan KBNN Quảng Ninh. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các KBNN huyện, thị xã, thành phố trực thuộc đã chủ động rà soát, sửa đổi kịp thời các quy trình ISO theo quy định. Qua đó, đã tạo được tính chuyên nghiệp trong giao dịch, tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng và nhân dân khi làm việc với Kho bạc.
Bên cạnh đó, thực hiện Công văn số 5682/KBNN-CNTT ngày 08/11/2022 về triển khai mở rộng TTLNH theo mô hình tập trung, bắt đầu từ ngày 24/11/2022, Kho bạc Nhà nước (KBNN) Quảng Ninh chính thức thực hiện liên thông Dịch vụ công trực tuyến - TABMIS (Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và kho bạc) - Thanh toán điện tử với ngân hàng.
Ban Giám đốc KBNN Quảng Ninh động viên, chúc mừng phòng Kiểm soát chi. |
Đây là sự tích hợp, liên thông giữa các quy trình nghiệp vụ với chương trình dịch vụ công trực tuyến nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu về cải cách, hiện đại hóa KBNN. Từ đó góp phần cải tiến quy trình nghiệp vụ, nâng cao năng suất, chất lượng với mục tiêu tự động hóa tối đa các bước xử lý trên các ứng dụng, thuận tiện cho người sử dụng, các đơn vị giao dịch và KBNN.
Theo đó, đối với các chứng từ chi thường xuyên của đơn vị giao dịch chuyển đến KBNN trên dịch vụ công để đi thanh toán cho đơn vị thụ hưởng mở tài khoản tại các ngân hàng thương mại, sau khi giao dịch viên nhận và hoàn thiện các thông tin, kế toán trưởng và lãnh đạo đơn vị Kho bạc ký duyệt trên chương trình dịch vụ công trực tuyến.
Trên cơ sở các kết quả đạt được trong công tác cải cách hành chính, KBNN Quảng Ninh 2 năm liên tiếp (2020,2021) được UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá là đơn vị dẫn đầu chỉ số CCHC trong khối cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. |
Sau đó, hệ thống tự động đẩy các thông tin của giao dịch thanh toán sang TABMIS để áp thanh toán và sang hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng để thanh toán với các ngân hàng thành viên của hệ thống thanh toán liên ngân hàng mà không cần phải có bất kỳ một xử lý thủ công nào như trước đây.
Cũng theo ông Nguyễn Thành Nam, nếu như trước đây, với mỗi hồ sơ chứng từ, sau khi được lãnh đạo ký trên DVC, công chức kế toán của Kho bạc phải thực hiện áp thanh toán trên TABMIS, sau đó kế toán trưởng và lãnh đạo Kho bạc phải thực hiện ký trên chương trình Thanh toán liên ngân hàng thì nay với việc liên thông 3 hệ thống này kế toán không phải thực hiện các thao tác này nữa.
Việc này sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian, công sức cho công chức Kho bạc, bên cạnh đó cũng sẽ giúp tránh được các sai sót về con số khi thực hiện áp thanh toán thủ công. Đồng thời bảo đảm cho các công chức kiểm soát chi có điều kiện, thời gian kiểm tra các khoản chi một cách chặt chẽ, đầy đủ, kỹ càng nhất, tránh các rủi ro xảy ra.
Như vậy, công chức Kho bạc sẽ có thêm thời gian để xử lý các nghiệp vụ khác cũng như dành thời gian để học hỏi, nghiên cứu thêm về nghiệp vụ, nhất là thời điểm cuối năm khi lượng hồ sơ chứng từ tăng lên đột biến, không lo bị quá tải như trước đây vì đã thực hiện liên thông 3 hệ thống nghiệp vụ quan trọng.
Có thể nói, để tiếp tục đáp ứng các yêu cầu phát triển trước bối cảnh cải cách hiện đại hóa mạnh mẽ và chủ động hội nhập, KBNN luôn nghiên cứu học hỏi, nhìn nhận, đánh giá các giải pháp công nghệ theo yêu cầu của chiến lược giai đoạn phát triển tiếp theo. Bên cạnh đó, KBNN đã khẩn trương thực hiện công cuộc hiện đại hóa theo lộ trình trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.
Qua thời gian triển khai đã cho thấy hiệu quả và tính thiết thực của việc triển khai triển khai mở rộng thanh toán liên ngân hàng theo mô hình tập trung. Quy trình liên thông không chỉ làm hài lòng các đơn vị sử dụng ngân sách mà còn là bước tiến quan trọng trong quá trình hình thành Kho bạc điện tử, Kho bạc số; đồng thời, cập nhật, cung cấp kịp thời và chính xác số liệu thu, chi ngân sách qua KBNN, giúp Chính phủ, Bộ Tài chính có đủ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành trong việc phát triển kinh tế, xã hội.
Nữ cán bộ công chức Kho bạc Nhà nước Quảng Ninh. |
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động nghiệp vụ của KBNN đã giúp đáp ứng kịp thời và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu chi tiêu của các đơn vị sử dụng ngân sách, tăng khả năng truy cập, liên thông khai thác thông tin dịch vụ; đồng thời tăng hiệu năng giải quyết công việc thông qua dịch vụ công trực tuyến và ngày càng mở rộng liên thông các hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin khác, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hệ thống KBNN. Tiến tới “Kho bạc 3 không”: không tiền mặt, không chứng từ giấy, không khách hàng giao dịch.
100% các đơn vị không thực hiện thu chi tiền mặt
Thực hiện Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) trong hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) đến năm 2025 và triển khai Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 25/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (UBND) về triển khai Đề án phát triển TTKDTM trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2022-2025, KBNN Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch số 296/KH-KBQN ngày 8/4/2022 về việc triển khai thực hiện đề án phấn đấu hoàn thành có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ giải pháp theo Kế hoạch đề ra.
Triển khai có hiệu quả các hình thức thu, nộp NSNN hiện đại qua KBNN. Thực hiện tốt việc ủy nhiệm thu (UNT) đối với 11 hệ thống ngân hàng TMCP với nhiều điểm thu trải rộng khắp toàn tỉnh.
Đẩy mạnh công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN; đến ngày 31/12/2022, 100% các đơn vị trong toàn hệ thống KBNN Quảng Ninh không thực hiện thu chi tiền mặt tại kho bạc. Triển khai tốt chương trình dịch vụ công trực tuyến KBNN, qua đó tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các đơn vị giao dịch, nâng cao chất lượng phục vụ tạo được sự hài lòng của khách hàng (Số hồ sơ phát sinh qua DVCTT từ 01/01/2022 đến 31/12/2022 là 441.985 hồ sơ).
Bên cạnh đó KBNN Quảng Ninh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành văn bản số 4847/UBND-TM4 ngày 06/9/2022 về việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và giao dịch điện tử trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước.
Với sự chỉ đạo quyết liệt của KBNN Quảng Ninh cũng như sự quyết tâm của các KBNN cơ sở và sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền địa phương, sự phối hợp tốt với các cơ quan thu, hệ thống các ngân hàng thương mại đóng trên địa bàn thì đến thời điểm tháng 10/2022 toàn hệ thống KBNN Quảng Ninh trong kho không còn tiền mặt, mọi khoản thu, chi bằng tiền mặt tại KBNN theo quy định đều được thực hiện qua các ngân hàng thương mại.
Từ kết quả đạt được có thể khẳng định KBNN Quảng Ninh đã làm tốt công tác tham mưu, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, công tác phối hợp được nâng cao qua đó đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu Kế hoạch đã đề ra đồng thời đã hình thành thói quen của các đơn vị sử dụng ngân sách, người nộp ngân sách nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác có giao dịch với KBNN Quảng Ninh bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao hiệu quả quản lý giám sát của quản lý nhà nước, minh bạch các giao dịch thanh toán, góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2021-2025.
Tính đến hết ngày 31/12/2022, lũy kế thanh toán các nguồn vốn đầu tư XDCB, thuộc kế hoạch năm 2022 tỉnh Quảng Ninh đạt 13.110 tỷ đồng/14.818 tỷ đồng đạt 88,5% kế hoạch, cao hơn tỷ lệ bình quân của toàn quốc (toàn quốc đạt 83,3%); theo KHV Thủ tướng Chính phủ giao KHV đầu tư công nguồn vốn địa phương đạt 116,8% kế hoạch. Trực tiếp khấu trừ thuế GTGT của doanh nghiệp XD khi thanh toán vốn đầu tư qua Kho bạc là 3.706 món bằng 117 tỷ đồng. |