【ket qua ukraine】Cuộc sống của người phụ nữ nuôi lợn, thành tỷ phú Thái Bình

Nhiều năm trước,ộcsốngcủangườiphụnữnuôilợnthànhtỷphúTháiBìket qua ukraine Trần Thị Hằng - người đàn bà nghèo khổ bỗng trở thành tỷ phú, xây được căn biệt thự 3 tầng ở Thái Bình khiến nhiều người ngỡ ngàng.

{ keywords}
Biệt thự của bà Trần Thị Hằng tại Thái Bình.

Tiếng đời oan nghiệt

Bà Hằng (74 tuổi - Hoàng Diệu, Thái Bình) ví cuộc đời mình như bản nhạc buồn. Ngày trẻ bà không sở hữu nhan sắc xinh đẹp nhưng cũng được nhiều chàng trai để ý. 

{ keywords}
Bà Trần Thị Hằng đã ở tuổi xế chiều.

Thời đi học, bà từng thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc và giành giải Nhì. Tuy vậy, bà Hằng lại theo học trường Tài chính - Kế toán ở Hà Nội. Năm 1967, bà tốt nghiệp và xung phong vào chiến trường miền Nam. Ba năm sau, bà quay ra Hà Nội công tác tại Bộ Tài chính.

Quãng thời gian này, bà Hằng kết hôn, chồng bà là bộ đội, quê ở Bắc Ninh. 

Năm 1972, bà Hằng bị trúng bom, phải phẫu thuật cắt một đoạn ruột. Đôi bàn tay bị nắp hầm dập vào. Sức khỏe sa sút, bà xin nghỉ việc và quay về quê chồng sinh sống.

Chồng ra quân, bà những tưởng gia đình nhỏ được đoàn tụ, cùng xây dựng cuộc sống giản dị nơi vùng quê nghèo nhưng giữa hai người lại nảy sinh nhiều mâu thuẫn.

Bà khó khăn chuyện con cái, ba lần mang thai nhưng chỉ sinh được anh Tú Anh (SN 1975).

Khi sinh Tú Anh, vợ chồng bà bắt đầu ly thân. Bà nuốt nước mắt, bế con về quê Thái Bình với hai bàn tay trắng. Đến nay, bà vẫn chưa ly hôn chồng về mặt pháp lý.

Tại đây, bà lập nghiệp từ mảnh vườn quanh năm ngập nước và cái ao rộng 3 sào. Hàng ngày, người phụ nữ này đắp đất be bờ ao, mua cá giống về thả.

Những ngày dầm mình dưới nước, làm việc quần quật cùng với di chứng bị nắp hầm dập vào tay khiến mười đầu ngón tay của bà sưng vù, đau nhức.

Bà không có tiền đi khám nên mỗi lần đau là tự dùng dao "gọt" dần ngón tay. Người đời tưởng bà bị bệnh phong nên xa lánh. Địa phương còn cử người về đưa bà vào trại phong Văn Môn (Vũ Thư, Thái Bình).

Kết quả xét nghiệm cho thấy bà không mắc bệnh phong nhưng tiếng đời vẫn bủa vây. Mẹ con bà bị mọi người ghẻ lạnh. Trong cơn phẫn uất, bà để lại thư tuyệt mệnh cho mẹ, dặn gửi Tú Anh vào trại trẻ rồi băng mình xuống dòng sông.

Một người thuyền chài phát hiện nên bà được cứu. Sau lần chết hụt, bà quyết tâm thay đổi cuộc sống. Mãi sau này, có điều kiện đi chữa bệnh, bà mới biết mình mắc bệnh viêm tắc động mạch.

Hàng chục năm làm trang trại, đóng gạch...

Người đời kỳ thị, rau cỏ và cá bà Hằng nuôi trồng được không ai dám mua. Để mưu sinh qua ngày, bà sang Nam Định bán hàng. 

Tờ mờ sáng, hai mẹ con bà quẩy gánh hàng rời nhà. Đến bữa họ xin cơm thừa, canh cặn ở nhà hàng để ăn.

Tú Anh lên 6 tuổi, bà bị ốm liệt giường. Mẹ đẻ bà Hằng lại già yếu, không thể đi lại. Lúc này, Tú Anh gần như là trụ cột gia đình. Ngày đi học, tối về rang lạc bán. 

{ keywords}
Bà Hằng bên căn nhà bề thế mình xây dựng.

Sức khỏe hồi phục, bà lại lao vào kiếm tiền. Bà bán cá, bán đàn gà lấy vốn xây chuồng trại nuôi lợn. Mỗi năm bà xuất chuồng 200 con lợn. 

Bà đấu thầu những mảnh ruộng xấu, trồng rau và hoa màu. Có thời điểm bà Hằng cấy hơn 1 mẫu lúa. Đêm xuống, hai mẹ con bà đẩy xe ra bãi sông, chở đất lấp ao. Qua nhiều năm tháng, mẹ con bà Hằng lấp được mảnh đất rộng 300m2. 

Ngoài làm trang trại, bà còn đóng gạch bán. Bà tự lấy đất nhào, đóng khuôn rồi phơi khô chuyển lên cho chủ lò gạch ở huyện Kiến Xương (Thái Bình) bán lại. Mười ba năm, bà cần mẫn đóng gạch bằng đôi tay yếu ớt của mình.

Mỗi ngày bà chỉ chợp mắt 4 tiếng rồi dậy đào đất, làm gạch. Số vốn tích lũy tăng dần, được bao nhiêu bà mua từng chỉ vàng, cất trong hòm. 

Căn nhà tạm bợ ngày một cũ nát. Trong đầu bà luôn đau đáu dựng cho con trai và mẹ già căn nhà tử tế sinh sống. Năm 1995, bà xây căn nhà 2 tầng đầu tiên. 

Giai đoạn năm 1997, bà Hằng phút chốc lại trắng tay khi toàn bộ đàn lợn cùng ao cá chết sạch. Các khoản nợ ngập đầu. Căn nhà 2 tầng của bà bị niêm phong. 

Khi rơi vào cơn túng quẫn, bà cùng con trai ra Quảng Ninh mưu sinh bằng nghề bán hàng rong. Mỗi ngày bà tích cóp một ít. Số vốn ngày một tăng lên.

Từng học qua tài chính nên nhìn được tiềm năng từ bất động sản, bà dồn tiền mua đất đầu tư. Nhiều vụ buôn bán thành công, bà lãi cả tỷ đồng. 

Tiền bạc dư dả, bà quay về quê, chuộc nhà và tiếp tục sự nghiệp chăn nuôi. 

{ keywords}
Ngôi nhà đầu tiên xây dựng từ tiền đóng gạch được bà Hằng giữ lại làm kỷ niệm.

Đến năm 1999, bà mở hòm ra tính tổng cộng được cả trăm cây vàng. Bà bán một ít, lấy tiền xây biệt thự. Số tiền còn lại, bà đưa con trai mở doanh nghiệp về xây dựng.

Ngoài bất động sản, bà kiếm tiền từ mua bán vàng. Khi nào vàng thấp bà mua tích lũy. Thời điểm vàng lên giá bà bán lại. Bà tiết lộ, có lần may mắn, trong 15 ngày bà kiếm được 700 triệu đồng. 

Bản thân kiếm ra tiền, giàu có nhưng cuộc sống của bà Hằng rất đạm bạc. Bà tự làm vườn, trồng rau, hạn chế ăn thịt, cá. 

Bà tâm sự, cả đời sống khổ đã quen. Cơ ngơi có được ngày hôm nay cũng nhờ cần kiệm mà có. Vì thế bà không cho phép mình tiêu xài hoang phí. Ở tuổi xế chiều, bà chọn tụng kinh, niệm Phật và làm từ thiện để lòng mình được tĩnh lặng.

Một số trường hợp học sinh nghèo vượt khó được bà giúp đỡ khi đi học đã trở thành kỹ sư, bác sĩ.

"Điều tôi mãn nguyện nhất là giúp mẹ được ở biệt thự bề thế. Tôi xây nhà năm 1999, đến năm 2004 cụ mất. Như vậy, 6 năm cuối đời cụ được hưởng thụ cuộc sống đủ đầy", người phụ nữ 74 tuổi nói.

Ông Phạm Đức Học - PCT UBND thành phố Thái Bình cho biết: "Trường hợp bà Hằng ở địa phương, chúng tôi cũng biết. Trước đây bà cũng tham gia một số công tác từ thiện ở địa phương nhưng không thường xuyên. Vài năm gần đây, gia đình bà làm ăn gặp vướng mắc nên khó khăn hơn trước nhưng doanh nghiệp vẫn hoạt động bình thường".

Con trai tìm vợ cho bố, mẹ kế hiến thận cứu con chồng

Con trai tìm vợ cho bố, mẹ kế hiến thận cứu con chồng

Năm 39 tuổi, bà Phạm Thị Lý kết hôn với người đàn ông góa vợ, có 2 con trai. Khi con chồng bị suy thận. Bà chấp nhận hi sinh mọi thứ, hiến 1 quả thận cứu con.