【bảng xếp hạng c2 vòng 1/8】Không quy định bắt buộc tham gia BHXH người bán hàng rong, buôn chuyến
Bộ trưởng Bộ Lao động,ôngquyđịnhbắtbuộcthamgiaBHXHngườibánhàngrongbuônchuyếbảng xếp hạng c2 vòng 1/8 Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. |
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi chỉ quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc với chủ hộ có đăng ký kinh doanh, không quy định bắt buộc với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung dẫn thông tin trên tại báo cáo dự kiến một số nội dung tiếp thu, giải trình ý kiến của các Đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ đối với dự ánLuật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Dự thảo được Quốc hội thảo luận tại hội trường trong sáng nay (23/11).
Liên quan đến việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, thảo luận tại tổ, có ý kiến đề nghị nên khuyến khích các đối tượng là chủ hộ kinh doanh, người quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã hội không hưởng tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ phù hợp hơn vì những nhóm đối tượng này không phát sinh quan hệ lao động, không hưởng lương, sẽ không có căn cứ để xác định trách nhiệm và mức lương tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bộ trưởng Dung giải thích, Dự thảo Luật hiện nay đang quy định bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Đây là đối tượng hưởng chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước đảm bảo, khi tham gia BHXH bắt buộc, với vai trò là người sử dụng lao động của người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố thì nhà nước sẽ thực hiện trách nhiệm đối với phần đóng góp của mình đối với đối tượng này.
Theo dự tính đến 31/12/2022, cả nước có khoảng 270.346 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố. Tuy nhiên, do phần nhiều người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố là người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng nên số thực tế thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc ít hơn nhiều, dự kiến kinh phí ngân sách nhà nước tăng thêm để đóng BHXH bắt buộc cho nhóm đối tượng này khoảng hơn 332 tỷ đồng/năm.
Về chủ hộ kinh doanh, theo ông Dung, nhu cầu mong muốn tham gia BHXH bắt buộc để thụ hưởng đầy đủ các chế độ của các đối tượng là thực tế. Trong thời gian vừa qua, mặc dù pháp luật chưa quy định nhưng thực tiễn đã có hơn 4.000 người là chủ hộ kinh doanh đã tham gia và thụ hưởng các chế độ của BHXH bắt buộc.
Bộ trưởng cho hay, để đảm bảo tính khả thi trong thực hiện, dự thảo Luật quy định bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các đối tượng trên cũng đã được cân nhắc, xem xét.
Như, chỉ quy định với chủ hộ có đăng ký kinh doanh, không quy định bắt buộc với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp; những người lao động làm việc không trọn thời gian, có mức tiền lương tháng bằng hoặc cao hơn căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất, những người lao động làm việc không trọn thời gian có mức tiền lương tháng thấp hơn căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất thì không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.
Dự thảo cũng bổ sung quy định về căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng một nửa mức lương tối thiểu tháng vùng cao nhất do Chính phủ công bố; các đối tượng như chủ hộ có đăng ký kinh doanh; người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã không hưởng tiền lương được lựa chọn từ căn cứ đóng thấp nhất này trở lên, phù hợp với khả năng tài chínhvà nhu cầu của từng người.
Về việc nghiên cứu, bổ sung đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với những nhóm người lao động mới (xuất hiện trong các mô hình kinh tếmới như: mô hình kinh tế tự do (Gig), thương mại điện tử, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn…), ông Dung cho rằng, đây là vấn đề mới, rất phức tạp không chỉ đối với Việt Nam mà cả với các nước phát triển.
Trên thực tế, hầu hết các quốc gia trên thế giới chưa quy định người lao động trong nền kinh tế Gig nằm trong diện tham gia BHXH bắt buộc. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) vẫn đang trong quá trình nghiên cứu vấn đề này để đưa ra khuyến nghị cho các nước trong thời gian tới.
Chính vì vậy, tại khoản 6 Điều 3 dự thảo Luật quy định theo hướng “Việc tham gia BHXH bắt buộc đối với các đối tượng khác có việc làm, thu nhập ổn định, thường xuyên do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ”. Quy định này tạo điều kiện cho việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đối với các nhóm đối tượng khác (trong đó có nhóm lao động mới đề cập ở trên) phù hợp với sự thay đổi của quan hệ lao động, điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của người lao động trong tương lai.