【ngoại hạng bồ đào nha】Cơ hội cho một nền hòa bình bền vững trên bán đảo Triều Tiên

co hoi cho mot nen hoa binh ben vung tren ban dao trieu tien

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) và cái bắt tay lịch sử.

Hội nghị mới nhất này cho thấy chính quyền Moon Jae-in đang chủ động dẫn dắt các nỗ lực ngoại giao nhằm đạt đột phá cho vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên,ơhộichomộtnềnhòabìnhbềnvữngtrênbánđảoTriềuTiêngoại hạng bồ đào nha bất chấp tình thế không thuận trong cuộc thương lượng giữa giới chức Washington và Bình Nhưỡng.

Chính quyền Tổng thống Moon Jae-in khẳng định các chính sách "cứng rắn" đối với Triều Tiên trong quá khứ đã "thất bại hoàn toàn". Thay vào đó, ông Moon đã chọn cách tiếp cận để từng bước thuyết phục Bình Nhưỡng. Một số hoạt động tiếp xúc đơn giản nhất đã được thực hiện để “dọn đường” đạt mục tiêu đó: tái tổ chức các cuộc đoàn tụ các gia đình bị ly tán trong Chiến tranh Triều Tiên, các hoạt động trao đổi văn hóa, thể thao; tổ chức diễn đàn kinh tế để thảo luận về bán đảo Triều Tiên hậu cấm vận. Theo những người ủng hộ ông Moon, chỉ bằng cách xây dựng lòng tin thì Seoul mới có thể thuyết phục được chính quyền Kim Jong-un từ bỏ chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Mới đây nhất, ngày 14/9, hai miền Triều Tiên đã chính thức khai trương Văn phòng liên lạc chung liên Triều tại khu công nghiệp Kaesong nhằm thúc đẩy trao đổi xuyên biên giới và liên lạc giữa hai bên. Sự kiện này được đánh giá là "một trang mới trong lịch sử đã mở ra" bởi đây là lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên, các quan chức hai miền có thể gặp nhau trực tiếp và trao đổi thông tin 24/24 giờ và suốt cả năm (365 ngày) mà không cần sử dụng những đường dây điện thoại và fax cũ kỹ (vốn thường bị cắt mỗi khi giữa hai nước xảy ra bất đồng). Giám đốc An ninh Quốc gia của Phủ tổng thống Chung Eui-yong nhấn mạnh: "Cùng với cộng đồng quốc tế, Hàn Quốc phải giúp Triều Tiên với tất cả sự hỗ trợ và động viên để họ có được những lựa chọn đúng đắn nhất".

Tuy nhiên, cách tiếp cận của Seoul khá trái ngược với quan điểm của chính quyền Donald Trump, theo đó Bình Nhưỡng phải từ bỏ vũ khí hạt nhân trước khi Mỹ có hành động "nghĩa hiệp". Những người chỉ trích chính quyền Donald Trump chỉ ra rằng hiện vẫn chưa có lịch trình cụ thể hoặc những mốc được đề cập trong tuyên bố chung Mỹ-Triều hồi tháng 6 vừa qua, vì vậy, Triều Tiên cũng chưa thực hiện bất cứ hành động cụ thể nào. Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa hoài nghi lại cho rằng Triều Tiên đã quá "hoang phí" những thiện chí của cả Washington và Seoul, bao gồm cả việc ngừng các cuộc tập trận thường niên quy mô lớn mà không đòi hỏi Bình Nhưỡng có nhượng bộ tương xứng.

Trong bối cảnh ngoại giao đang có nhiều vướng mắc do "lời qua tiếng lại" giữa Washington và Bình Nhưỡng về cách thức triển khai các cam kết được đưa ra tại thượng đỉnh Singapore hồi tháng 6, sứ mệnh của Tổng thống Moon Jae-in tại hội nghị thượng đỉnh lần này là làm cách nào để tiếp tục phát triển quan hệ giữa hai miền và thúc đẩy đối thoại Triều-Mỹ nhằm đạt mục tiêu phi hạt nhân hóa. Nhiệm vụ tiên quyết cần đạt được tại cuộc gặp là vạch ra lộ trình với thời gian biểu cụ thể cho việc phi hạt nhân hóa, kèm theo dỡ bỏ trừng phạt cũng như đảm bảo an ninh và ký kết hiệp định hòa bình.

Trong cuộc gặp đoàn đặc phái viên Hàn Quốc ở Bình Nhưỡng hồi đầu tháng này, ông Kim Jong-un đã bày tỏ hy vọng sẽ đạt được vấn đề phi hạt nhân hóa trước khi Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên ở Nhà Trắng. Đây là một tuyên bố rất quan trọng và có ý nghĩa trong thời điểm hiện nay bởi Triều Tiên chưa bao giờ đề cập đến một khung thời gian cụ thể như vậy. Nếu một cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều nữa được tiến hành và ông Kim Jong-un khẳng định lại điều này với ông Donald Trump thì đó mới là một tiến triển có ý nghĩa thực sự.

Hàng loạt cuộc tiếp xúc ngoại giao con thoi giữa các đặc phái viên của Tổng thống Hàn Quốc với các quan chức cả Triều Tiên lẫn Mỹ thời gian gần đây đã thu được các kết quả rất tích cực: ấn định được thời gian diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ ba giữa ông Moon và nhà lãnh đạo Triều Tiên; phần nào thuyết phục được phía Mỹ, cụ thể là Tổng thống Trump, rằng chuyện ký tuyên bố chính thức kết thúc Chiến tranh Triều Tiên sẽ không làm suy yếu liên minh Hàn-Mỹ và Mỹ không phải rút quân khỏi Hàn Quốc, một vị trí chiến lược ở khu vực Đông Bắc Á.

Có thể nói Hàn Quốc đang làm tốt vai trò kết nối, giữ Triều Tiên không chệch bước khỏi con đường phi hạt nhân hóa, đồng thời xóa bỏ sự nghi ngờ của Mỹ. Dư luận hy vọng cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba sẽ tạo cơ hội tháo gỡ những vướng mắc, khai thông bế tắc để thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa, hướng tới thiết lập hòa bình lâu dài trên bán đảo Triều Tiên.