【tyleca cuocbongda hom nay】Trường học trên thuyền ở Bangladesh

Tại Bangladesh có một hình thức trường học đặc biệt,ườnghọctrnthuyềnởtyleca cuocbongda hom nay thay vì ở nơi cố định thì những lớp học lại chạy dọc trên sông để đón các em học sinh.

Trẻ em vùng ngập lụt học trên thuyền tại trường học nổi ở Bangladesh. Nguồn: STAR FOUNDATION

Mỗi năm, 1/5 diện tích Bangladesh bị ngập lụt và khi nước dâng thì nhiều hoạt động của người dân bị ảnh hưởng, nhất là chuyện đi lại, học hành của trẻ em. Nếu trẻ em vùng bị ngập không thể đến lớp thì tại sao không mang cái chữ đến với chúng. Đó là ý tưởng của kiến trúc sư, doanh nhân Mohammed Rezwan và ông cũng là người tạo ra mạng lưới tàu thuyền đặc biệt, vừa là phương tiện đưa đón vừa là nơi học tập cho các em từ 6-10 tuổi ở miền Bắc Bangladesh.

Shidhulai Swanirvar Sangstha là tên của mạng lưới thuyền kiêm trường học nổi này. Mỗi ngày những chiếc thuyền đón học sinh tại một số điểm cố định và đưa chúng về sau khi buổi học kết thúc. Mỗi chiếc thuyền có chiều dài hơn 16m, rộng hơn 3m, có sức chứa khoảng 30 người. Thiết kế được ông Rezwan lấy cảm hứng từ thuyền gỗ truyền thống của Bangladesh và sử dụng vật liệu chủ yếu là gỗ có tại địa phương. Phần sàn và phần mui thiết kế cao, sử dụng vật liệu chống thấm nước. Trên mui còn được gắn các tấm pin mặt trời. Cấu trúc và thiết kế giúp con thuyền có thể chịu được những cơn mưa nặng hạt.

Nhiều thuyền thuộc trường học nổi có nhiều chức năng khác nhau, như: thuyền làm lớp học, thuyền thư viện, thuyền có máy tính và thuyền để vui chơi… Học sinh được tập trung theo nhóm số lượng khoảng 30 em, được học tiếng Bengal, tiếng Anh, toán, vẽ, tin học… Tuy ở trên thuyền nhưng nó không thua kém các trường học bình thường. Trên thuyền có hệ thống năng lượng mặt trời để phát điện sử dụng máy tính. Có hơn 100 máy tính được trang bị và kết nối mạng internet. Riêng thư viện còn được trang bị gần 50.000 đầu sách và tạp chí.

Có hơn 1.800 trẻ em được đi học nhờ vào trường học nổi. Hiện nay, trường học có 54 thuyền chức năng là lớp học, trạm y tế, thư viện, trung tâm kết nối internet… phục vụ khu vực có gần 97.000 người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Không chỉ trẻ em mà người lớn ở đây cũng có thể cập nhật thông tin liên lạc với thế giới và mở rộng vốn hiểu biết của mình về giáo dục, cải thiện kinh tế gia đình…

Tại Bangladesh có hàng triệu trẻ em không thể đến trường nên người sáng lập hy vọng rằng, trường học nổi này góp phần mở ra cơ hội cho nhiều em có học tập, trang bị nhiều kỹ năng sống và thay đổi cuộc đời. Đồng thời, mô hình trường học này có thể nhân rộng ở nhiều nơi khác có điều kiện khó khăn, trẻ em khó tiếp cận trường học vì lũ lụt.

THIÊN NGỌC (tổng hợp từ Great big story, UNICEF)