【siêu máy tính xiên kèo bóng đá hôm nay】Đề thi Đại học môn Toán khối A khó nhất phần nào?

Phát biểu trước cộng đồng,ĐềthiĐạihọcmônToánkhốiAkhónhấtphầnnàsiêu máy tính xiên kèo bóng đá hôm nay TS Trần Nam Dũng (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh) từng nhiều năm giảng dạy phổ thông cho biết:

"Kỳ thi tuyển sinh đại học và đề thu hút sự quan tâm của xã hội. Hàng năm có cả triệu thí sinh dự thi.

Đề thi ĐH môn Toán mấy năm nay đã thành khuôn mẫu, định dạng chuẩn: 1. Khảo sát hàm số 2. Phương trình, hệ phương trình và bất phương trình 3. Hình học không gian 4. Tích phân hoặc tổ hợp  5. Bất đẳng thức 6. Hình học giải tích phẳng và không gian 7. Số phức hoặc xác suất.

Bài Toán khó nhất trong đề thi ĐH môn Toán có cần thiết

Bài Toán khó nhất trong đề thi ĐH môn Toán có cần thiết 

Cũng thành khuôn mẫu, hai câu "phân loại" thường rơi vào câu bất đẳng thức và câu hệ phương trình. Đây cũng là vấn đề rất cần bàn. Việc đưa hai dạng "siêu câu hỏi" này vào đề thi khiến các cuộc chạy đua vũ trang về các "phương pháp" giải hệ phương trình, chứng minh bất đẳng thức ngày càng khủng khiếp. Các bạn học lực khá, trung bình thì không nói. Các bạn đó sẽ bỏ hẳn hai câu này, tập trung cho các phần căn bản hơn. Các bạn giỏi hơn một chút, học để lấy 9, 10 thì tha hồ được các thầy nhồi nhét cho các loại kỹ thuật, chiêu thức.

Và bắt đầu một vòng luẩn quẩn không có hồi cuối và quan trọng là không có mục đích cuối: các thầy phải ra bài khó để học sinh đi học, nên học sinh đi học để làm được các bài khó. Từ đó, các thầy lại phải ra bài khó hơn. Cứ thế, cứ thế các bài toán ở hai phần này đã được đẩy đi rất xa. Nếu như độ khó (và độ xấu) ở đề thi chính thức đang là 10 thì ở các đề thi thử, độ khó (và độ xấu) được đẩy lên đến 14, 15. 

Các kỹ thuật giải ở đây thì biến hóa khôn lường: đặt ẩn phụ, dùng hàm số, dùng bất đẳng thức, nhân lượng liên hiệp và nhiều nhiều độc chiêu khác. Quan trọng là không phải học sinh tự nghĩ ra được mà đều do các thầy mớm trước. May trúng tủ mới làm được. Điều này lý giải vì sao có bạn học bất đẳng thức mấy năm trời, làm cả trăm bài toán, trong đó có những bài siêu khó nhưng đến khi thi vẫn không làm được.

Điều này cũng lý giải tại sao có những sinh viên lớp cử nhân tài năng có điểm thi đại học 26, 27 điểm nhưng lại có tư duy toán học rất yếu, không hiểu nổi phép quy nạp toán học và gặp vô cùng khó khăn với khái niệm đồ thị.

Để thay đổi tình hình, về mặt vĩ mô, cần có những nghiên cứu để thay đổi chương trình, cách học, cách đánh giá, thay đổi cấu trúc và cách ra đề thi ĐH. Nhưng trong khi những điều đó chưa xảy ra, chúng ta, những người giáo viên có tác động trực tiếp đến học sinh qua các lớp luyện thi, các đề thi thử ĐH, hãy cố gắng hướng đến những bài toán chân phương, chuẩn mực, những phương pháp cơ bản, chứ đừng quá sa đà vào các cuộc chạy đua vũ trang về hệ phương trình, tích phân và bất đẳng thức, để học sinh và thầy giáo không phải nhức đầu vì những bài toán kiểu như ở trên và như những bài thế".

Hồng Hà (ghi)