88Point

Bất động sản nghỉ dưỡng duyên hải Bắc bộ có nhiều xung lực phát triểnTPHCM: Doanh nghiệp bất động sả ket qua vo dich uc

【ket qua vo dich uc】Tháo điểm nghẽn pháp lý để thúc đẩy bất động sản nghỉ dưỡng phát triển

Bất động sản nghỉ dưỡng duyên hải Bắc bộ có nhiều xung lực phát triển
TPHCM: Doanh nghiệp bất động sản kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho 64 dự án nhà ở
Quy Nhơn cần các bất động sản nghỉ dưỡng đẳng cấp để trở thành điểm đến mới của châu Á
Quỹ đất và vấn đề pháp lý là yếu tố then chốt trong đầu tư bất động sản tại Việt Nam
Tháo điểm nghẽn pháp lý để thúc đẩy bất động sản nghỉ dưỡng phát triển
Tọa đàm Điểm nghẽn pháp lý và giải pháp khơi thông nguồn lực BĐS du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam.

Cần sớm ban hành văn bản pháp luật thích hợp để điều chỉnh vấn đề phát sinh

Tại tọa đàm Điểm nghẽn pháp lý và giải pháp khơi thông nguồn lực BĐS du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam do Hiệp hội BĐS Việt Nam tổ chức chiều 21/4, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam đang hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển BĐS du lịch, nghỉ dưỡng đẳng cấp và hoàn toàn có thể trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, chính sách, pháp luật về kinh doanh BĐS du lịch được đánh giá chưa đầy đủ, thống nhất, đồng bộ đã và đang gây lúng túng cho công tác quản lý nhà nước ở các địa phương và là “điểm nghẽn” cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.

Do đó, muốn thị trường bất động sản du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng, cần có hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật đồng bộ và tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của thị trường này.

Về những tồn tại, hạn chế trên thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng hiện nay, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, khái niệm BĐS du lịch chưa được nêu cụ thể trong các văn bản pháp lý ngành xây dựng và kinh doanh BĐS. BĐS du lịch hiện nay chịu sự điều chỉnh chung của nhiều hệ thống văn bản pháp lý khác nhau.

Bên cạnh đó, chưa có quy định kiểm soát trách nhiệm giữa chủ đầu tư và khách hàng, pháp luật hiện nay chưa có quy định chế tài cụ thể về trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc đưa ra và thực hiện các cam kết lợi nhuận khi chào bán các sản phẩm trong các dự án BĐS du lịch.

Đề cập cụ thể vướng mắc pháp lý lớn nhất hiện nay của BĐS nghỉ dưỡng là điểm nghẽn pháp lý đất ở nông thôn, ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam cho biết, việc cấp giấy chứng nhận, cụ thể là sổ hồng, sổ đỏ cho các loại hình mới như: condotel, shophouse, shoptel, villa hay gọi chung là căn hộ du lịch, biệt thự nghỉ dưỡng đã không được giải quyết triệt để. Lý do là bởi chưa có quy định của pháp luật rõ ràng, tức là các loại hình này chưa được đề cập đến một cách tường minh trong các văn bản pháp luật.

Để thu hút đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, một số nơi đã “tháo gỡ” bằng cách đưa ra một hình thức mới là phát triển sản phẩm BĐS du lịch trên đất ở nông thôn với khái niệm “đất ở không hình thành đơn vị ở”.

Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển mạnh mẽ thì loại hình này bị tạm dừng, khách hàng không được cấp sổ hồng, sổ đỏ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư sơ cấp cũng như nhà đầu tư thứ cấp, dẫn đến đóng băng các giao dịch về loại hình này.

Vì vậy, theo ông Bùi Văn Doanh, trong khi chờ đợi việc sửa đổi luật, trong đó cơ bản là Luật Đất đai, cần thiết phải sớm ban hành văn bản pháp luật thích hợp (chẳng hạn như pháp lệnh, nghị định hay một văn bản giải thích luật…) để điều chỉnh vấn đề mới phát sinh nói trên.

“Tất nhiên, không thể ban hành một văn bản luật chỉ để giải quyết một nội dung “đất ở không hình thành đơn vị ở” được, mà có thể gom những vấn đề cấp bách, cần điều chỉnh ngay để khơi thông những điểm nghẽn trong đời sống xã hội, đặc biệt là liên quan đến phát triển kinh tế (chủ yếu là vấn đề đất đai) để điều chỉnh trong một văn bản luật”, ông Bùi Văn Doanh nói.

Xác định quyền sở hữu tài sản lâu dài của BĐS du lịch là cần thiết

Tại tọa đàm, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng, về lâu dài, để khơi thông thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng, phát triển du lịch đòi hỏi phải có chính sách thu hút vốn đầu tư một cách hiệu quả, thực sự tạo ra được sự hấp dẫn về lợi ích cho các bên tham gia và đảm bảo tăng thu cho ngân sách nhà nước.

“Từ thực tế, có thể khẳng định rằng nếu chúng ta cho các BĐS du lịch nghỉ dưỡng được sử dụng đất lâu dài thì đây chính là sự hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư thứ cấp”, GS Đặng Hùng Võ nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam cũng cho rằng, rất cần thiết phải đẩy nhanh điều chỉnh các quy định pháp luật về BĐS nghỉ dưỡng, trong đó cần chú trọng điều chỉnh Luật Đất đai 2013.

Trong luật cần làm rõ, đất đai đưa vào đầu tư BĐS du lịch hoặc một số nhóm ngành dịch vụ quan trọng thì các quyền của những nhà đầu tư đó là quyền sở hữu tài sản, cụ thể là làm rõ việc cấp giấy tờ khẳng định quyền sử dụng.

Tại tọa đàm, nhiều ý kiến cho rằng, sự thiếu nhất quán trong thực thi chính sách, sự chậm trễ của các cơ quan chức năng địa phương trong thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho nhà đầu tư thứ cấp mua BĐS xây dựng trên đất ở tại nông thôn (đất ở không hình thành đơn vị ở) đang là vấn đề bất cập, gây “nghẽn” ở nhiều địa phương trên cả nước như: Khánh Hòa, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Phú Quốc, Bình Thuận, Kiên Giang, Bình Định… Điều này “làm khó” cho cả doanh nghiệp là chủ đầu tư cũng như các nhà đầu tư thứ cấp.

Bàn về hướng gỡ “khó” cho doanh nghiệp và nhà đầu tư thứ cấp, nhiều ý kiến chuyên gia, luật sư và cả ý kiến của lãnh đạo các địa phương phát triển nhiều loại hình BĐS này như tỉnh Khánh Hòa đồng thuận với hướng giải pháp: những dự án BĐS đã được cấp Giấy chứng nhận theo loại hình đất ở tại nông thôn (đất ở không hình thành đơn vị ở) nhưng chưa triển khai xây dựng sẽ chuyển sang đất thương mại dịch vụ.

Còn đối với các dự án đã xây dựng và hoàn thành nghiệm thu đưa vào sử dụng sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo hiện trạng đất ở tại nông thôn, thời hạn sử dụng lâu dài cho các nhà đầu tư thứ cấp, là khách hàng mua biệt thự, căn hộ nghỉ dưỡng.

Đồng thời, cơ quan chức năng theo thẩm quyền thực hiện điều chỉnh bổ sung quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp thực tế và xu hướng triển vọng phát triển dài hạn của địa phương. Các dự án và sản phẩm BĐS được hợp thức hóa phải đóng bổ sung tiền chuyển đổi mục đích theo giá thị trường và thuế sử dụng đất hàng năm do địa phương ban hành.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap