【xem bang xep hang ngoai hanh anh】Sò lông, sò điệp nhiễm độc tố gây tiêu chảy

Nguyên nhân nhiễm độc

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Thuận xác nhận có 10 mẫu sò lông và sò điệp tại vùng biển Phan Thiết,òlôngsòđiệpnhiễmđộctốgâytiêuchảxem bang xep hang ngoai hanh anh Tuy Phong và Hàm Tân có nhiễm độc tố Lipophilic (là độc tố gây tiêu chảy).

Sò lông bày bán trến trị trường

Sò lông bày bán trên thị trường. Ảnh Báo công thương

Chi cục Quản lý Nông lâm và Thủy sản tỉnh Bình Thuận cũng đang tiếp tục lấy mẫu và tăng cường giám sát, theo dõi tình hình nhiễm độc của các loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thu hoạch trên vùng biển địa phương.

Nguyên nhân sò lông và sò điệp nhiễm Lipophilic là do các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ này thường ăn tảo biển, trong đó có các loài tảo độc. Cơ quan chức năng hiện đang giám sát gắt gao, lấy mẫu theo dõi ở các vùng thu hoạch trên.

Trước đó, ngày 19/10, Cơ quan Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam Bộ đã thông báo: kiểm tra 10 mẫu kiểm tra sò lông, sò điệp của tỉnh Bình Thuận có nhiễm Lipophilic - một loại độc tố gây tiêu chảy, không đạt tiêu chuẩn chế biến thực phẩm xuất khẩu vào châu Âu. 

Từ đó đến nay, Chi cục Quản lý Nông lâm và Thủy sản Bình Thuận đã ngừng cấp giấy chứng nhận xuất xứ nhuyễn thể 2 mảnh vỏ cho các vùng thu hoạch ở Tuy Phong, Phan Thiết và Hàm Tân.

Tạm ngừng xuất khẩu sò lông sang EU

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đã có công văn yêu các cơ sở chế biến sò điệp, sò lông (NT2MV) không xuất khẩu vào EU các sản phẩm này chưa được xử lý nhiệt đáp ứng quy định của EU hoặc tách cồi/cơ thịt từ nguyên liệu thu hoạch từ vùng phát hiện độc tố.

Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng không cấp chứng thư cho các lô hàng NT2MV xuất khẩu vào EU trong trường hợp lô hàng chưa được xử lý nhiệt đúng theo quy định của EU. Đặc biệt, tuyệt đối không cấp chứng thư cho các lô hàng cồi điệp không được xử lý nhiệt triệt để như trụng/chần,… hoặc lô hàng cồi/cơ thịt NT2MV xuất xứ từ vùng phát hiện độc tố (bao gồm Lipophilic) trong mẫu nguyên con mặc dù đã được tách cồi/cơ thịt và kết quả kiểm tra độc tố trên cồi/cơ thịt đạt yêu cầu.

Ngoài ra, các cơ sở chế biến NT2MV xuất khẩu vào EU đặc biệt là các cơ sở được Đoàn thanh tra EU đến kiểm tra cần rà soát điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở để khắc phục các sai lỗi nhất là các sai lỗi nêu trên; tập huấn, đào tạo cho cán bộ bảo đảm chất lượng và công nhân chế biến về thao tác thực hành theo đúng quy định.

Linh Mỹ(Tổng hợp từ VOV, Zing, Báo công thương)

Sản xuất dầu diesel từ vi khuẩn gây tiêu chảy