88Point

Chú trọng thúc đẩy ngoại giao kinh tế, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tếGiữ vững ổn định kinh tế vĩ kqbd nice

【kqbd nice】Chính sách kinh tế cạnh tranh để thoát bẫy thu nhập trung bình

Chú trọng thúc đẩy ngoại giao kinh tế,ínhsáchkinhtếcạnhtranhđểthoátbẫythunhậptrungbìkqbd nice nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng
Chìa khóa để kinh tế châu Á vượt qua suy thoái toàn cầu năm 2023
Các chuyên gia phát biểu tại tọa đàm.
Các chuyên gia phát biểu tại tọa đàm.

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân đầu người (GNI/đầu người) của Việt Nam năm 2021 ước đạt 3.590 USD. Với mức thu nhập này, Việt Nam đang tiến sát đến ngưỡng khởi đầu của nhóm các nước thu nhập trung bình cao (theo phân loại của WB).

Tuy nhiên, tại Toạ đàm Đối thoại chính sách: “Đổi mới thể chế kinh tế tại Việt Nam, hướng tới nước thu nhập có trung bình cao trước năm 2030” do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân phối hợp cùng Viện Fraser (Canada) tổ chức vào ngày 1/3, các chuyên gia cho hay, kinh nghiệm thế giới cho thấy, đa số các quốc gia khi chạm đến ngưỡng này thì tốc độ tăng trưởng chậm dần, nhiều bất ổn kinh tế xuất hiện mang tính cơ cấu rất khó giải quyết dứt điểm, trong khi lại phải đối mặt với nhiều vấn đề về già hoá dân số, an sinh xã hội, suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên… Hệ quả là chỉ rất ít các quốc gia vượt qua được bẫy thu nhập trung bình để trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

GS.TS. Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết, trong số 101 quốc gia có mức thu nhập trung bình trong thập niên 1960, chỉ có 13 quốc gia trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2008.

“Thực tiễn này cho thấy để biến khát vọng thành hiện thực, Việt Nam phải tiếp tục con đường đã chứng tỏ mang lại thành công trong hơn 30 năm qua, đó là phát triển kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế”, GS.TS. Phạm Hồng Chương nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia tại tọa đàm, từ những lần khủng hoảng kinh tế trước đây, không phải các chương trình kích cầu, đầu tư công mang lại thành tựu phát triển kinh tế trong những năm tiếp theo mà phải là cải cách thể chế kinh tế.

TS. Fred McMahon, Trưởng nhóm nghiên cứu về tự do kinh tế tại Viện Fraser (Canada) cho hay, để Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh thì chính sách kinh tế phải trở nên cạnh tranh hơn. Vị này nhận xét, Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, người dân ngày càng có tính kỷ luật và học thức, cùng với mô hình kinh tế đang chuyển đổi nên Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có thu nhập cao.

Phân tích cụ thể hơn về giải pháp, ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu Trung tâm nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội cho rằng cần có sự đột phá ở 2 yếu tố đó là duy trì đồng tiền tốt bằng cách tiếp tục kiên trì ổn định vĩ mô, đảm bảo lạm phát ổn định ở mức 3-4% trong những năm vừa qua.

Bên cạnh đó, theo ông Minh, cần nghiên cứu xem xét lại chế độ tỷ giá hối đoái, cho phép nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường ngoại hối tại các sàn giao dịch, từ đó cải thiện tiêu chí “tự do sở hữu tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng”.

Đặc biệt, về thương mại, ông Đinh Tuấn Minh nhận định, cần rà soát lại các hàng rào phi thuế quan theo hướng rõ ràng, minh bạch và ổn định. Đồng thời, các cơ quan chức năng phải kiên trì cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan để giảm chi phí thời gian và tạo thuận lợi thương mại.

Về tài chính, vị chuyên gia này nhấn mạnh đến các giải pháp để kiểm soát vốn, giúp thị trường vốn của Việt Nam hấp dẫn hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài…

Cũng liên quan đến tài chính, chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực kiến nghị cần khẩn trương hoàn thiện hành lang pháp lý, trong đó cần tập trung luật hóa xử lý nợ xấu; bổ sung mô hình, cơ chế, qui định để quản lý, giám sát tập đoàn tài chính, mô hình kinh doanh mới dựa trên công nghệ; có chính sách khuyến khích, thúc đẩy quản lý và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các tổ chức tài chính mới như quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ đầu tư bất động sản, quỹ mạo hiểm…

“Hoàn thiện thể chế thị trường tài chính nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh, bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống tài chính là yếu tố then chốt trong hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường”, TS. Cấn Văn Lực nêu.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap