TheĐềnghịchưatănggiáđiệnsớtỷ số athletic bilbaoo CIEM việc không tăng giá điện sớm nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục tận dụng lợi thế của giá xăng giảm, lạm phát ổn định để phục hồi và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.
“Xem xét và sớm triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho các hộ nghèo và đối tượng chính sách, giúp hạn chế tác động tiêu cực tới những đối tượng này” – theo báo cáo của CIEM.
Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1-2016, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Hiện nay, Bộ Công Thương chưa có chủ trương, đồng thời cũng chưa nhận được văn bản đề nghị tăng giá điện của EVN.
"Như chúng ta đã biết, nếu muốn thay đổi giá điện, đầu tiên phải có đề nghị của DN. Bộ Công Thương trong chức năng quyền hạn của mình, nếu điều chỉnh dưới 30% thì có thể quyết, còn nếu cao hơn thì phải báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định. Nhưng hiện nay thì chưa có đề nghị và có thể khẳng định là trước mắt chưa có điều chỉnh giá điện" - ông Đỗ Thắng Hải chia sẻ.
Liên quan đến chính sách giá cả, CIEM cho rằng cải cách giá cả không chỉ hướng tới thay đổi cơ chế điều hành trực tiếp giá các mặt hàng thuộc diện quản lý giá (ví dụ xăng dầu, giá điện, giá y tế, giáo dục), bao gồm tần suất điều chỉnh, mức độ điều chỉnh… Thay vào đó, phải có nỗ lực minh bạch, đáng tin cậy nhằm nâng cao cạnh tranh, giám sát cơ cấu chi phí và/hoặc tăng cường chất lượng trên các thị trường này.
“Tránh tư duy tranh thủ tăng giá các mặt hàng này khi lạm phát thấp” – báo cáo của CIEm lưu ý.