Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà trong cuộc đối thoại với các hiệp hội doanh nghiệp (DN),ộTàichínhcamkếtcảithiệnmôitrườngđầutưtàichíhạng nhất anh hôm nay tại Diễn đàn DN thường niên năm 2016 (VBF) do Liên minh Diễn đàn DN Việt Nam phối hợp với Bộ KH&ĐT và VCCI tổ chức, tại Hà Nội vào ngày 5/12/2016.
Tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính thuế
Tại diễn đàn, đề cập đến giải pháp cải thiện mối liên kết giữa DN trong nước và DN đầu tư nước ngoài (FDI), đối với vấn đề thuế, ông Han Dong Hee- Chủ tịch Hiệp hội DN Hàn Quốc đã đề nghị, các DN FDI mua phụ tùng và hàng hóa trung gian tại Việt Nam cần được biểu dương và được hưởng thêm nhiều ưu đãi liên quan đến thuế và nới lỏng hạn chế đầu tư...
Cùng với đó, ông Kentheth M Atkinson- Chủ tịch Hiệp hội DN Anh quốc tại Việt Nam cũng đề xuất về thủ tục khai thuế và thanh tra thuế. “Chúng tôi đề xuất rằng, việc thanh tra thuế nên được thực hiện hàng năm để tránh mức phạt nặng và lãi suất cao cho những thiếu sót không cố ý. Hoặc, nếu việc thanh tra của cơ quan thuế hàng năm là không khả thi, cách tính phạt và lãi suất cho những khoản nộp chậm phải thay đổi để phù hợp với thực tế, thay vì bắt DN chịu phạt việc này...”.
Thay mặt Bộ Tài chính, Thứ trưởng Trần Xuân Hà ghi nhận ý kiến của Hiệp hội DN Hàn Quốc và Hiệp hội DN Anh quốc.
Về ý kiến đề nghị kiểm tra, thanh tra thuế hàng năm và định kỳ, Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng nêu rõ: “Cơ chế quản lý thuế cũng đã có quy định về vấn đề thanh tra thuế. Chúng tôi sẽ thống nhất về vấn đề thanh tra, kiểm tra theo định kỳ, giao cơ quan thanh tra thuế thực hiện việc này. Đồng thời, chúng tôi sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ thông tin về việc quản lý hồ sơ để giảm thiểu thủ tục trong quá trình thanh tra….”.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà khẳng định, về lĩnh vực thuế, thời gian vừa qua Chính phủ và Bộ Tài chính đã có nhiều cải tiến trong trong cơ chế, chính sách pháp luật về thuế. Cụ thể, mức động viên thuế giảm và mức độ ưu đãi về thuế bảo hộ hợp lý cho sản xuất kinh doanh trong nước và thực thi đồng bộ những cam kết quốc tế; đồng thời, bãi bỏ và giảm nhiều các khoản phí và lệ phí.
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã tập trung cải cách thủ tục hành chính thuế và hải quan, cải thiện, thái độ phục vụ. Cụ thể, giảm từ 420 giờ/năm xuống 117 giờ/năm về thời gian cho các thủ tục thuế, thời gian thông quan xuất khẩu giảm từ 21 ngày xuống còn 14 ngày và 13 ngày với nhập khẩu...
“Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 19 và Nghị quyết 35 của Chính phủ, phấn đấu hết năm 2017 sẽ nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính, trong đó những dịch vụ tài chính thuộc nhóm 50 nước đứng đầu sẽ có đầy đủ ở Việt Nam. Đến năm 2020 môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh đạt mức trung bình của các nước ASEAN+4; thời gian nộp thuế và BHXH dưới mức 155 giờ/năm và thời gian thông quan hàng hóa xuất khẩu dưới mức 14 giờ và NK dưới mức 48 giờ trong năm. Cùng với đó, sẽ tiếp tục cải tiến quy trình nghiệp vụ, cắt giảm hơn nữa thủ tục hành chính để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi”, Thứ trưởng Trần Xuân Hà khẳng định.
Sẽ thí điểm bán vốn theo phương thức dựng sổ
Nội dung lớn thứ hai là phát triển về thị trường vốn cũng đã được Nhóm Công tác thị trường vốn bàn đến và cho rằng, thị trường này chưa vận hành hiệu quả, vì vậy giải pháp là cần tăng cả về quy mô và thanh khoản của các thị trường vốn.
Theo đó, nhóm công tác này cũng đề xuất Việt Nam cần phải làm rõ và tạo môi trường thuận lợi cho việc tăng sở hữu nước ngoài tại các công ty đại chúng…; cụ thể hóa lộ trình cổ phần hóa và buộc các công ty đã cổ phần hóa phải tuân thủ thời hạn niêm yết và áp dụng phương pháp dựng sổ cho cổ phần hóa…
Đối với vấn đề này, Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhấn mạnh, thị trường vốn năm nay khá thuận lợi và có kết quả tốt. Giá trị vốn hóa thị trường đã đạt 42% GDP, đây cũng là bước tiến khá đối với khu vực tài chính. Huy động vốn 11 tháng năm 2016 đạt 348 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, danh mục đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đến nay đã đạt con số 17,3 tỷ USD, tăng 2,6 tỷ USD so với đầu năm 2015….
“Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục có giải pháp thúc đẩy thị trường vốn như đẩy mạnh cổ phần hóa DN nhà nước, thoái bớt phần vốn nhà nước tại DN sữa, bia rượu…”- Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết.
Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện cơ chế nới room cho các nhà đầu tư nước ngoài và áp dụng quản trị công ty theo thông lệ quốc tế. Hiện nay, một nghị định mới về quản trị công ty đối với công ty đại chúng dự kiến sẽ được Chính phủ ban hành vào cuối năm nay.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính sẽ vận hành thị trường chứng khoán phái sinh, dự kiến giữa năm 2017 sẽ khai trương thị trường này nếu hội tụ đủ các điều kiện. Ngoài ra, sẽ tổ chức hợp nhất sở giao dịch chứng khoán theo chủ trương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo đó phân định các khu vực thị trường cổ phiếu, trái phiếu cho phù hợp tiến tình phát triển.
Đối với vấn đề phát hành trái phiếu cho các dự án, đây là nội dung mà Chính phủ Việt Nam rất quan tâm liên quan đến việc huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó đa dạng hóa các loại trái phiếu: trái phiếu cho dự án, trái phiếu công trình, trái doanh thu…tuy nhiên khi phát hành trái phiếu này ra công chúng thì phải thực hiện theo chế độ quy định về phát hành ra công chúng.
"Về việc bán cổ phần nhà nước theo phương pháp dựng sổ, đây là một phương thức phát hành rất tốt, chúng tôi ghi nhận, tiếp thu và hoàn thiện cơ chế để thực hiện thí điểm trong thời gian tới”- Thứ trưởng Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho biết thêm.
Ngoài ra, Thứ trưởng Thứ trưởng Trần Xuân Hà cũng đã ghi nhận một số ý kiến về Quỹ hưu trí tự nguyện và vấn đề xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về quản trị DN của công ty đại chúng…
Thứ trưởng Trần Xuân Hà nhấn mạnh: “Với những giải pháp trên, hy vọng khu vực thị trường tài chính sẽ có một bước phát triển nhanh, bền vững và có hiệu quả. Chúng tôi sẵn sàng cộng tác cùng với các hiệp hội, ngành hàng để tiếp tục thực hiện cơ chế chính sách này”./.
Phúc Nguyên