Phó Cục trưởng Cục CNTT và TK hải quan trả lời phỏng vấn về tái thiết kế hệ thống CNTT ngành Hải quan | |
Hệ thống CNTT mới sẽ thay đổi phương thức hoạt động của ngành Hải quan | |
Cục CNTT& Thống kê Hải quan: Đầu tàu trong công tác hiện đại hóa | |
Cục CNTT và Thống kê Hải quan: Dấu ấn những người làm công nghệ |
CBCC Cục CNTT và Thống kê Hải quan chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Tổng cục Hải quan dịp Kỷ niệm 15 năm thành lập Cục ngày 26/3/2016. Ảnh: Tuấn Dũng. |
Từ Tổ máy tính đến Cục CNTT&TKHQ
Lịch sử hình thành của Cục CNTT&TKHQ được bắt đầu từ năm 1987. Khi ấy,ểnđộngởđơnvịITđầuđàncủangànhHảsoi kèo herediano Tổ máy tính điện tử thuộc Văn phòng Tổng cục Hải quan được thành lập với vỏn vẹn 3 người, có nhiệm vụ đưa ứng dụng điện toán vào công tác quản lý hải quan.
Năm 1994, Trung tâm tin học và Thống kê hải quan trực thuộc Tổng cục Hải quan được thành lập. Năm 2001, Cục CNTT&TKHQ trực thuộc Tổng cục Hải quan chính thức thành lập theo Quyết định 40/2001/QĐ-TTg trên cở sở tổ chức lại Trung tâm tin học và Thống kê hải quan.
Đến nay, Cục CNTT&TKHQ đã có cơ cấu tổ chức ổn định với 9 phòng, trung tâm và hơn 110 CBCC. Từ nhiệm vụ đơn thuần ban đầu, hiện nay Cục CNTT&TKHQ được giao thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ nhằm tham mưu giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quản lý, tổ chức thực hiện, triển khai ứng dụng CNTT, công tác thống kê nhà nước về hải quan. Trong bối cảnh cải cách, hiện đại hóa của ngành Hải quan đã và đang diễn ra mạnh mẽ, khối lượng công việc đặt lên vai đội ngũ CBCC trong lĩnh vực CNTT, nhất là Cục CNTT&TKHQ càng nặng nề.
Động lực trong tiến trình hiện đại hóa
Có thể nói, hơn 30 năm qua, nhất là từ khi thành lập Cục đến nay, Cục CNTT&TKHQ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đi đầu trong phát triển, triển khai ứng dụng CNTT và thống kê hải quan một cách toàn diện trong tất cả lĩnh vực của Ngành. Qua đó, đưa CNTT thành động lực trong tiến trình cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Dấu ấn đậm nét, sự chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình hiện đại hóa hải quan không thể không nhắc đến thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Lãnh đạo Cục CNTT&TKHQ chia sẻ: Trên cơ sở ứng dụng CNTT trong quản lý hải quan, trước bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước diễn ra mạnh mẽ và để thực hiện chủ trương tạo thuận lợi thương mại, đơn vị đã tham mưu với lãnh đạo Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính nhiều giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan hàng hóa.
Trên cơ sở đó, năm 2005, Chính phủ đã đồng ý cho ngành Hải quan thí điểm thủ tục hải quan điện tử theo Quyết định 149/2005/QĐ-TTg tại Cục Hải quan Hải Phòng và TPHCM.
Qua 10 năm thí điểm và mở rộng với nhiều kết quả tích cực, ngày 1/7/2014, việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử được nâng lên một tầm cao mới với việc chính thức vận hành Hệ thống tự động hóa thủ tục hải quan (VNACCS/VCIS) do Chính phủ Nhật Bản viện trợ. Với VNACCS/VCIS, hệ thống CNTT của ngành Hải quan đã được chuyển toàn bộ mô hình xử lý dữ liệu từ phân tán sang xử lý tập trung và vận hành ổn định 24/7, đảm bảo an ninh an toàn. Với cộng đồng DN, Hệ thống cho phép thực hiện thủ tục 24/7; đơn giản hóa yêu cầu nộp hồ sơ, chứng từ; thời gian thông quan nhanh chỉ từ 1 đến 3 giây với tờ khai luồng Xanh…
Đến nay, Hải quan Việt Nam đã làm chủ và vận hành VNACCS/VCIS ổn định, hiệu quả. Để đạt kết quả trên là nỗ lực to lớn của toàn Ngành, nhất là lực lượng CBCC trong lĩnh vực CNTT với nòng cốt là Cục CNTT&TKHQ. Nhiều năm đã qua nhưng trong mỗi lần tiếp xúc với phóng viên, Phó Cục trưởng Cục CNTT&TKHQ Lê Đức Thành vẫn chưa quên quảng thời gian vất vả nhưng cũng đầy tự hào trong quá trình thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS.
“Để tập trung hóa cơ sở dữ liệu các Hệ thống CNTT vệ tinh, toàn Ngành phải chuyển đổi dữ liệu cho gần 200 điểm (mỗi điểm là một chi cục hoặc một đội nghiệp vụ). Trong khi yêu cầu đặt ra ở quá trình chuyển đổi là không làm ảnh hưởng đến hoạt động XNK, có nghĩa là mọi công việc của anh em CNTT phải làm ngoài giờ hành chính. Việc chuyển đổi được thực hiện khi kết thúc giờ làm việc ngày thứ 6 và chạy suốt hết 2 ngày nghỉ cuối tuần. Khi đó, các đơn vị Hải quan địa phương bắt đầu chốt số liệu và mang theo cả ổ cứng chuyển ngay trong đêm về Tổng cục Hải quan. Cho dù đơn vị ở miền núi hay đồng bằng, miền Bắc hay miền Nam đều phải theo kế hoạch. Giai đoạn nước rút đó, dữ liệu chuyển về thường vào 21 giờ hoặc 22 giờ thứ 6 và đó cũng là lúc CBCC Cục CNTT&TKHQ chong đèn... truyền, nhận dữ liệu”- Phó Cục trưởng Lê Đức Thành nhớ lại.
Ngoài VNACCS/VCIS, hiện nay, Cục CNTT&TKHQ còn đảm trách vận hành hàng loạt hệ thống CNTT như thanh toán điện tử (E-payment); bản lược khai hàng hóa điện tử (e-Manifest); Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (HQ36a)…
Đáng chú ý, năm 2017, ngành Hải quan chính thức vận hành Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển (VASSCM). Đây được xem là chương trình ứng dụng CNTT lớn nhất của Ngành kể từ sau khi thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS. Đến nay, với nỗ lực của Cục CNTT&TKHQ và các cục hải quan địa phương, ngoài cảng biển, VASSCM đã được triển khai ở hầu hết cả khu vực sân bay, kho ngoại quan, địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung…, góp phần tạo thuận lợi hơn nữa cho cộng đồng DN, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan.
Hiện nay, để tiếp tục tạo thuận lợi thương mại, giảm thời gian thông quan; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và bắt nhịp với các thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, ngành Hải quan với nòng cốt là Cục CNTT&TKHQ đang tập trung triển khai Đề án tái thiết kế hệ thống CNTT. Mục tiêu xây dựng hệ thống CNTT mới của ngành Hải quan được đưa ra trên cơ sở ứng dụng những thành tựu mới về công nghệ, phù hợp với chuẩn mực quốc tế, hướng tới “Hải quan số”, đáp ứng yêu cầu quản trị thông minh; quản lý DN, hàng hóa xuất nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh toàn diện từ khâu đầu đến khâu cuối. Đồng thời, hệ thống mới sẽ có khả năng tích hợp, kết nối, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành, DN thông qua Cơ chế một cửa quốc gia và sẵn sàng trao đổi dữ liệu hải quan với các nước trong khu vực và trên thế giới…
Hoạt động ứng dụng CNTT được triển khai trong hầu hết các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Hải quan. Ảnh: T.Bình. |
Làm tốt vai trò Thường trực Ủy ban 1899
Ngoài thực hiện nhiệm vụ phát triển, ứng dụng, vận hành các hệ thống CNTT của ngành Hải quan, từ năm 2016, Cục CNTT&TKHQ còn giữ vai trò nóng cốt giúp Tổng cục Hải quan hoàn thành tốt nhiệm vụ là Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899).
Với vai trò là Cơ quan Thường trực, Tổng cục Hải quan, cụ thể là Cục CNTT&TKHQ phải đảm đương tốt cả 2 trọng trách là tham mưu, điều phối các công việc của Ủy ban 1899 với khối lượng rất lớn. Song song đó, Cục cũng phải trực tiếp tham gia với các bộ, ngành trong việc kết nối từng thủ tục hành chính và đảm bảo việc vận hành thông suốt Cổng thông tin một cửa quốc gia với số lượng thủ tục, doanh nghiệp kết nối, hồ sơ thực hiện ngày một lớn.
Trong khuôn khổ có hạn của một bài báo khó có thể nói hết, nói chi tiết về sự trưởng thành, thay đổi và những đóng góp của Cục CNTT&TKHQ. Tuy nhiên, qua những nội dung công việc điển hình đã được Chính phủ, Bộ Tài chính và cộng đồng DN ghi nhận như đề cập ở trên, có thể thấy được sự chuyển mình mạnh mẽ và những đóng góp xứng đáng của Cục CNTT&TKHQ trong tiến trình cải cách, hiện đại hóa hải quan.