Trong những năm vừa qua,ảohiểmtiềngửiViệtNamvươnxatrêntiếntrìnhhộinhậkết quả giải vô địch châu âu kinh tế - xã hội Việt Nam đã đạt được những thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng. Kinh tế vĩ mô ổn định tạo điều kiện phát triển bền vững, lạm phát được kiểm soát ở mức hợp lý và thấp hơn nhiều so với giai đoạn trước, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, an sinh xã hội được đảm bảo.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng lớn mạnh về quy mô vốn cũng như tài sản, đảm bảo nhiệm vụ lưu thông vốn thông suốt và đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tính đến 31/10/2022, tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam đạt 17.456.241 tỷ đồng, tăng 9,37% so với cùng kỳ năm 2021; tổng phương tiện thanh toán của các tổ chức tín dụng (TCTD) đạt 13.815.145 tỷ đồng, trong đó tiền gửi của dân cư đạt 5.660.014 tỷ đồng. Trong bối cảnh đó, với vai trò là tổ chức tài chính bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, vấn đề hoàn thiện cơ chế, chính sách cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi (BHTG) của Đảng, Chính phủ ngày càng trở nên cấp thiết.
Trụ sở chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. |
Cùng với đó, việc xây dựng, ban hành Chiến lược phát triển BHTG xuất phát từ yêu cầu pháp lý, theo đó, Khoản 1, Điều 13 Luật BHTG quy định tổ chức BHTG có quyền và nghĩa vụ xây dựng Chiến lược phát triển để Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện.
Quyết định số 986/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do Chính phủ ban hành ngày 8/8/2018 xác định: (1) Phát triển BHTG Việt Nam (BHTGVN) theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan đại diện chủ sở hữu; thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng; (2) Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực hoạt động, hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao trình độ cán bộ, áp dụng công nghệ hiện đại nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, tham gia kiểm soát đặc biệt, phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối với tổ chức tham gia BHTG; tham gia tái cơ cấu có hiệu quả đối với các tổ chức tín dụng yếu kém; tính và thu phí BHTG; quản lý nguồn vốn đầu tư; tuyên truyền chính sách BHTG; chi trả bảo hiểm theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, BHTGVN được giao nhiệm vụ tham gia sâu hơn vào quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các TCTD, gồm: (i) cho vay đặc biệt đối với TCTD được kiểm soát đặc biệt; (ii) mua trái phiếu dài hạn của TCTD hỗ trợ theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; (iii) tham gia đánh giá tính khả thi của phương án phục hồi tổ chức tài chính vi mô, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân; (iv) tham gia xây dựng phương án phá sản TCTD được kiểm soát đặc biệt. Để đảm nhiệm tốt nhiệm vụ mới, BHTGVN xác định cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các nghiệp vụ, triển khai có hiệu quả chính sách BHTG.
Chiến lược phát triển Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) sớm được phê duyệt sẽ là cơ sở quan trọng để BHTG Việt Nam có thể triển khai tốt chính sách BHTG, bảo đảm mục tiêu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng và sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. |
Nhìn ra thế giới, có thể thấy việc tăng cường vai trò cho tổ chức BHTG cũng là xu hướng của nhiều quốc gia, đặc biệt là vai trò trong xử lý tổ chức tham gia BHTG yếu kém. Thông lệ quốc tế và các kinh nghiệm quốc tế về vai trò của tổ chức BHTG trong tái cơ cấu tổ chức tín dụng yếu kém và các phương pháp xử lý tổ chức tham gia BHTG là tương đối đầy đủ. Cụ thể, Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI) ban hành Bộ nguyên tắc phát triển BHTG hiệu quả, công bố các hướng dẫn cơ bản và nâng cao về các nghiệp vụ BHTG liên quan đến vai trò của tổ chức BHTG trong tái cơ cấu TCTD yếu kém như phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, xử lý ngân hàng, chi trả BHTG, truyền thông chính sách. Bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong triển khai chính sách BHTG, đánh giá về khó khăn, vướng mắc cũng như cơ hội và thách thức trong thời gian tới, thiết nghĩ Chiến lược phát triển BHTG cần đặt ra định hướng, giải pháp để tăng cường năng lực của BHTGVN, đặc biệt là nâng cao năng lực tài chính và quản trị để tổ chức này có thể thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ được bổ sung trong giai đoạn mới, nhất là trong tham gia có hiệu quả vào cơ cấu lại TCTD; đồng thời, làm rõ những định hướng trong trung và dài hạn, bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đóng góp vào sự phát triển bền vững của các TCTD thời gian tới.
Bên cạnh đó, Chiến lược phát triển BHTG cần đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp lớn để đạt được mục tiêu về phát triển BHTG. Chủ trương chính sách và định hướng của Chiến lược phát triển BHTG sẽ tạo động lực phát triển bền vững BHTGVN, phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành Ngân hàng, của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế và thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, cũng như xu hướng chung của các tổ chức BHTG trên thế giới.