【ty le keo 88.net】Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trải lòng về điều hành ngân sách 2013
Hoàn thành dự toán nhờ nỗ lực vượt bậc
Một số chuyên gia kinh tế và người dân thắc mắc về kế hoạch thu ngân sách của năm 2013,ộtrưởngĐinhTiếnDũngtrảilòngvềđiềuhànhngânsáty le keo 88.net tính đến tháng 9, con số do chính Bộ công bố tụt hậu, chỉ đạt có 66% kế hoạch. Tuy nhiên, vào ngày cuối cùng của năm, Bộ lại công bố hoàn thành chỉ tiêu thu chi của cả năm. Bộ Tài chính đã triển khai các giải pháp gì để đạt được thành công một cách ngoạn mục trong thời gian ngắn như vậy.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, năm 2013 Bộ Tài chính đã đối chiếu hết các số liệu của thuế, hải quan, kho bạc, kết quả thu NSNN của năm 2013 đạt 100,4% theo dự toán Quốc hội giao. “Năm 2013 là năm diễn biến kinh tế thế giới rất khó khăn, rất phức tạp, tình hình kinh tế trong nước những tháng đầu năm rất khó khăn và nó ấm lên vào những tháng cuối năm, quý 3- quý 4. Tình hình thu NSNN cũng trong tình trạng như thế. 6 tháng đầu năm đạt có 43% dự toán, nếu theo yêu cầu bình thường thì 9 tháng phải đạt 75%”, Bộ trưởng nói.
Trước tình hình như thế, Bộ Tài chính đã chủ động làm việc với 63 địa phương trong cả nước để đánh giá tình hình khả năng thu NSNN 2013. Sau khi đánh giá với các địa phương Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ đề xuất Quốc hội những giải pháp có tính chất đột phá để đảm bảo dự toán NSNN năm 2013.
Cụ thể, Bộ Tài chính đã kiến nghị Quốc hội ban hành một số chính sách mới, như: Tiến hành thu cổ tức được chia năm 2013 của các DN, các công ty cổ phần có vốn góp nhà nước mà các bộ, ngành, địa phương làm chủ sở hữu. Thu lợi nhuận sau thuế của các TĐ, TCT nhà nước sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước và sau khi phân chia các quỹ của DN; Thu 75% tiền lãi dầu khí nước chủ nhà được chia của Liên doanh Việt - Nga Vietsovpetro.
Nhóm giải pháp thứ hai, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đó là, Bộ Tài chính đã tập trung vào phối hợp toàn diện, sâu sắc với các cấp các ngành đặc biệt là với chính quyền cấp ủy các địa phương. Đến nay qua tổng kết, 63/63 địa phương đều có chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch của tỉnh ủy, thành ủy, UBND tỉnh để tổ chức triển khai thực hiện dự toán thu- chi NSNN năm 2013.
Thứ ba, toàn ngành Tài chính đã quyết liệt triển khai đồng bộ chống thất thu, đẩy nhanh việc xử lý, giảm nợ thuế và chấn chỉnh hoàn thuế GTGT. Bộ Tài chính đã kiểm tra được 60.273 DN và xử lý thu vào NSNN 13.186 tỷ đồng. Thu hồi nợ, đã thu được 25.482 tỷ đồng, đạt 52% tổng số nợ tính đến tháng 12-2013. Cơ quan thuế đã thanh tra 340 DN có rủi ro cao về thuế, qua đó đã truy thu 238 tỷ đồng, chuyển 67 bộ hồ sơ sang cơ quan Cảnh sát điều tra và cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố 17 vụ và bắt giữ 22 đối tượng vi phạm.
Qua đó đã hạn chế được tiêu cực trong hoàn thuế và số tiền hoàn thuế đã giảm rõ rệt. Tại Tây Nguyên 6 tháng đầu năm bình quân hoàn một tháng là 298 tỷ đồng, nhưng 6 tháng cuối năm bình quân hoàn thuế chỉ còn 239 tỷ đồng/tháng. Các tỉnh Tây Nam Bộ 6 tháng đầu năm hoàn thuế là 800 tỷ đồng/tháng, đến 6 tháng cuối năm số hoàn thuế chỉ còn 692 tỷ đồng/tháng.
Cùng với đó, ngành Tài chính đã tiến hành đình chỉ công tác và tổ chức kiểm điểm, xử lý hành chính một số cán bộ thuế, hải quan có liên quan đến trách nhiệm trong hoàn thuế, liên quan đến vấn đề trách nhiệm để DN trốn lậu thuế và hoàn thuế GTGT.
Cùng vào cuộc để chống chuyển giá
Trả lời câu hỏi về quan điểm của Bộ Tài chính và những giải pháp để ngăn chặn DN làm ăn gian dối, chuyển giá, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định, vấn đề chuyển giá, tránh thuế không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà cả các nước. Vấn đề là chúng ta tiếp cận để quản lý cho tốt, vừa thu hút đầu tư nước ngoài, vừa đảm bảo công bằng và nguồn thu cho NSNN, phù hợp thông lệ quốc tế.
“Bộ Tài chính chúng tôi đã nhận thức được vấn đề, sớm xây dựng khung khổ pháp lý, quản lý thuế và công tác chuyển giá. Năm 2012, Bộ đã ban hành quyết định phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hành động chuyển giá, chống chuyển giá. Cơ quan thuế đã kiểm tra phát hiện và đưa vào quản lý được 3.188 DN có giao dịch liên kết thực hiện kê khai thông tin. Và hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ cho việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đã từng bước xây dựng và phục vụ công tác thanh tra chuyển giá. Số lượng các DN có vốn đầu tư nước ngoài kê khai thua lỗ, qua đó giảm đi rõ ràng”, Bộ trưởng chia sẻ thêm.
Trên tinh thần như thế, theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, đầu tư vào Việt Nam ở nhiều giai đoạn khác nhau, từ giai đoạn đầu tư theo cấp phép, việc kê khai giá trị của máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đưa vào đầu tư lại Việt Nam cũng có hiện tượng chuyển giá; chuyển giao công nghệ, bản quyền thương hiệu; tiêu thụ sản phẩm… đều có dấu hiệu chuyển giá.
Trong khi cơ quan thuế, hải quan tăng cường thanh tra, kiểm tra thì các ngành các cấp như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học Công nghệ cũng phải có trách nhiệm trong việc kiểm tra kiểm soát đầu vào, đầu ra của DN. “Nếu làm được như vậy sẽ đảm bảo được chống chuyển giá, đảm bảo công bằng và nguồn thu cho NSNN”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Tiếp tục công khai, minh bạch về giá
Liên quan đến câu hỏi và cũng là sự quan tâm hàng đầu của người dân về công tác điều hành giá một số mặt hàng như xăng dầu, than, điện, gas trong năm 2014, cũng như những giải pháp Bộ Tài chính thực hiện nhằm ổn định giá những mặt hàng này, Bộ trưởng Bộ Tài chính thẳng thắn nhìn nhận “đây cũng là vấn đề chúng tôi rất quan tâm”.
Theo Bộ trưởng, trong quá trình điều hành phải đảm bảo ổn định của kinh tế vĩ mô theo mục tiêu chung nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ. Điều hành giá phải theo đúng pháp luật về giá; theo định hướng cơ chế giá thị trường có sự quản lý của Nhà nước; đảm bảo hài hòa lợi ích giữa Nhà nước- DN và người dân; đồng thời đảm bảo sự công khai, minh bạch.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho rằng, công tác điều hành giá phải “càng công khai minh bạch càng tốt”, và phải tôn trọng quyền định giá của DN, từng bước xóa bỏ bù chéo trong điều hành về giá cả của nền kinh tế cùng với đó là đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ cho người nghèo.
“Với tinh thần đó, chúng tôi tin rằng kinh tế vĩ mô sẽ ổn định, năm 2013 đã ổn định và 2014 sẽ tốt hơn, ổn định hơn thì việc điều hành giá cả trong nước của Việt Nam khả năng sẽ ổn định hơn”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chia sẻ thêm.
Sẽ công khai giá xăng dầu từng ngày Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng chia sẻ: Chúng tôi đã công khai việc hình thành, sử dụng Quỹ Bình ổn giá của từng DN trong từng quý, đó là bước tiến bộ. Với tinh thần đó, đề nghị tiếp tục công khai, minh bạch cho người dân, chúng tôi cho rằng là hoàn toàn chính đáng. Trong năm 2014, chúng tôi sẽ tiếp tục công khai minh bạch hơn nữa trong điều hành giá xăng dầu, đó là công bố công khai diễn biến giá xăng dầu thế giới từng ngày, từng chủng loại xăng dầu trong bình quân 30 ngày để làm căn cứ điều hành giá xăng dầu trong nước. |
Minh Anh