Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 22/8: Doanh nghiệp ngành gỗ đứng trước thách thức lớn Đơn hàng của doanh nghiệp ngành gỗ giảm mạnh |
Đối với các doanh nghiệp ngành gỗ thời điểm những tháng cuối năm là thời gian các doanh nghiệp đều tăng tốc sản xuất để cung cấp hàng hóa cho thị trường phục vụ mùa mua sắm và Tết cổ truyền,ànhgỗĐồngNaiđốimặtvớikhủnghoảngthiếuhụtvốnđơnhànggiảmmạtỷ số bóng đá malaysia đồng thời hoàn thành những mục tiêu đã đề ra trong năm. Thế nhưng năm nay tình hình những tháng cuối năm có phần trầm lắng vì nhiều doanh nghiệp giảm đơn hàng, công nhân thiếu việc làm, khó khăn chồng chất. Nhưng số đông các doanh nghiệp đều cố gắng tìm cách duy trì sản xuất để giữ chân lao động, chờ ngày sản xuất phục hồi
Gỗ và sản phẩm gỗ là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sau dệt may, giày dép và thủy sản. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đả xuất khảu qua thị trường 120 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường phát triển như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, …..bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Năm 2021 vừa qua, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt 16,8 tỷ USD và tăng hơn 19% so với cùng kỳ năm 2020, đóng góp vào thành tựu trung của cả nước, riêng tỉnh Đồng Nai kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ đạt 1,86 tỷ USD tăng 11% so với cùng kỳ. Với đà phục hồi sản xuất sau đại dịch, ngành gỗ đề ra mục tiêu tăng trưởng 20% trong năm 2022. Thế nhưng với những rủi ro bất chấp đang diễn ra trên thị trường thế giới, đến nay đã là tháng cuối năm, việc hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu 16,3 tỷ USD trong năm 2022 là nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Ghi nhận của phóng viên tại Công ty TNHH Gỗ Kiến Phúc (Trảng Bom) là một trong những doanh nghiệp có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh ngành gỗ từ hơn 20 năm qua. Những sản phẩm giường, tủ, kệ sách doanh nghiệp sản xuất đã khẳng định thương hiệu uy tín trên thị trường và được xuất khẩu qua thị trường các nước Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, ...Ở thời điểm hiện nay hơn 100 công nhân trong công ty vẫn có việc làm thường xuyên với thu nhập trên 6 triệu đồng/người/tháng thế nhưng trên thực tế doanh nghiệp đang phải đối ặt với rât nhiều khó khăn. Ông Trần Văn Thành- Giám đốc của công ty chia sẻ: Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là tín dụng ngân hàng, tín dụng thắt chặt lại nen nguồn vốn xoay vòng chủa chúng tôi rất là khó”
Xưởng sản xuất công ty gổ Kiến Phúc |
Bên cạnh khó khăn nguồn tín dụng ngân hàng bị thắt chặt, số đông các doanh nghiệp ngành gỗ bị giảm đơn hàng, hông có đơn hàng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phải ngừng sản xuất nhiều tháng nay. Ảm đạm từ các nước châu Á cho đến thị trường Châu Âu và Mỹ, nguyên nhân được cho là tình hình lạm phát ở một số quốc gia xuất khẩu ở mức cao. Tại một số đơn vị sản xuất ván ép xuất khẩu qua Hàn Quốc và Malaixia cho thấy các hoạt động sản xuất ở thời điểm này chủ yếu là thực hiện các đơn hàng đã ký kết từ trước còn đơn hàng mới đã sụt gảm khoảng 60% và lượng hàng tồn kho vẫn đang tăng lên từng ngày. Khó khăn từ các DN sản xuất kéo theo khó khăn của các đơn vị cung ứng nguyên liệu gỗ. Các đối tác tiêu thụ nguyên liệu gỗ đang gặp nhiều khó khăn, điều này cũng làm cho doanh số bán hàng của các đơn vị cung cấp nguyên liệu sụt giảm.
Trao đổi với chúng tôi Ông Võ Quang Hà- Giám đốc Taivivo, Phó chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ Đồng Nai chia sẻ thêm: Tôi chưa bao giờ chúng kiến cảnh tượng như thế này trong 20 năm qua. Đúng là có một giai đoạn khủng hoảng ở Mỹ 2002 và ở Việt Nam chúng ta năm 2010, tuy nhiên tình trạng đó diễn ra trong thời gian ngắn, còn tình trạng khủng hoảng hiện nay kéo dài và không biết các doanh nghiệp còn trụ lại được bao lâu.
Thời điểm này các doanh nghiệp ngành gỗ tại Đồng Nai nói riêng cũng như các doanh nghiệp chế biến gỗ trên cả nước đang phải đối diện với các khó khăn chưa từng có, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất ngành gỗ.