Mới đây,mêkèo vòng loại world cup Techcombank xin ý kiến cổ đông để tạm thời đóng "room" cho khối ngoại (giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài) ở mức 0% thay vì tối đa 30% như quy định hiện hành cho một ngân hàng. Tương tự, VPBank, một ngân hàng vốn bị đánh giá là "khá hụt hẫng" vào năm 2013 khi nhà đầu tư chiến lược Ngân hàng Singapore Oversea-Chinese (OCBC) rút vốn, đến nay cũng đang cho thấy chưa cần nhà đầu tư Tây. Nhưng ngược lại, sau 4 năm, VPBank không có nhà đầu tư chiến lược nào thay thế lại có mức tăng trưởng thần tốc về lợi nhuận.
Chia sẻ với VnExpress, Tổng giám đốc VPBank Nguyễn Đức Vinh - người cũng là thành viên Hội đồng quản trị của ngân hàng - thẳng thắn cho rằng ông không nghĩ thành công của các ngân hàng Việt Nam cứ phải có vai trò của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.
"Có nhiều con đường để đạt kết quả và nếu lựa chọn chiến lược thích hợp, việc có hay không không phải yếu tố quyết định. Thay vì chọn một đối tác chiến lược mà chưa chắc chung quan điểm, triết lý kinh doanh thì những năm qua, cái chúng tôi chọn là kinh nghiệm nước ngoài. Ban điều hành VPBank có đến một nửa là các giám đốc ngoại", ông Vinh nói.
"Chiến lược thích hợp" mà ông Vinh nhắc đến là "đánh" vào bán lẻ, cụ thể là doanh nghiệp nhỏ và vừa, thậm chí siêu nhỏ như các tiểu thương và đặc biệt là tín dụng tiêu dùng cá nhân với "con gà đẻ trứng vàng" FE Credit. Bằng chứng là lợi nhuận của VPBank đã tăng trưởng siêu tốc trong 3 năm trở lại đây, từ mức chưa đến trăm tỷ năm 2012, năm 2016 đã gần 5.000 tỷ đồng, vươn lên dẫn đầu khối cổ phần và năm 2017 dự báo tiếp tục lập kỷ lục.
Nhìn lại các cuộc hợp tác nội - ngoại đều thấy các nhà đầu tư mà chúng ta xem là "chiến lược" chủ yếu vẫn nhìn các nhà băng Việt như một khoản đầu tư mà họ có thể "cơ cấu danh mục đầu tư" bất cứ lúc nào. Ngoại trừ cuộc hôn nhân được xem là khá khăng khít giữa VIB với Commonwealth Bank of Australia (CBA), một vài cuộc hợp tác như của Standard Chartered với ACB đã được hẹn giờ sẽ chấm dứt. Ngân hàng của Anh đã tiết lộ sẽ rút vốn khỏi ACB tại cuộc họp cổ đông của nhà băng này trong năm nay.
Thực tế, Techcombank có thể chỉ muốn tạm đóng "room" nhưng chắc chắn, họ và những ngân hàng nội địa khác của Việt Nam hiện không còn quá vồ vập tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài như trước mà sẽ có những bước đi thận trọng hơn. Nếu trước đây, chủ các nhà băng Việt vốn say sưa nói về viễn cảnh nhà đầu tư chiến lược nước ngoài sẽ mang đến dòng tiền tươi mới, chất xám quản trị nọ kia... trước các cổ đông thì nay, họ không xem yếu tố "Tây" là quá lớn nữa.
Hạn chế lớn nhất của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là chỉ nhìn về thị trường Việt Nam như một đích đầu tư ngắn hạn. Chính vì chỉ xem là một khoản đầu tư ở một thị trường đang phát triển nên khi tham gia vào, họ ít mang đến những gì là tốt nhất. "Tôi không nói họ không giỏi mà có thể các nhà đầu tư nước ngoài là những đối tác quá lớn ở toàn cầu nên họ có khi không thực sự quá chú trọng vào khoản đầu tư này với chúng ta", Tổng giám đốc của VPBank phân tích. Ông Nguyễn Đức Vinh cũng từng điều hành Techcombank thời điểm nhà băng này có "mối tình" với HSBC.
Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần từng chứng kiến cuộc "ly dị" với đối tác chiến lược nước ngoài cũng tâm sự: "Vì là một nhà đầu tư nên tôi cảm nhận họ vẫn thích sự thận trọng. Nhưng trong bối cảnh này ở Việt Nam, ngân hàng nội địa không thể không chạy nhanh. Nếu vẫn chạy chậm, chúng tôi đến giờ có thể vẫn chỉ bằng một chi nhánh của nước ngoài. Khi chạy dù có thể ngã nhưng phải nhanh. Đó có thể là sự khác nhau về quan điểm".
Mặc dù vậy, vẫn có những "mối tình" lâu năm, ví dụ như IFC với ABBank (từ năm 2010) hay chính khoản đầu tư trước đây của HSBC tại Techcombank (kéo dài hơn chục năm ) và khoản đầu tư của CBA vào VIB từ năm 2009. Đến nay CBA đang nắm 20% vốn của VIB và thậm chí nhà băng này còn bán toàn bộ hoạt động chi nhánh của mình tại TP HCM cho VIB, một động thái được đánh giá cao cho sự khăng khít nhiều hơn theo nghĩa "rút khỏi thị trường Việt Nam".