【thứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia kazakhstan】Hòa Bình phấn đấu giảm số người nợ và tiền nợ thuế

Gia tăng nợ thuế

TheòaBìnhphấnđấugiảmsốngườinợvàtiềnnợthuếthứ hạng của đội tuyển bóng đá quốc gia kazakhstano đánh giá của Cục Thuế Hòa Bình, mặc dù cơ quan thuế các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình triển khai đồng bộ, nhiều biện pháp quản lý thu hồi nợ thuế. Tuy nhiên số nợ thuế trong quý I/2018 có chiều hướng gia tăng cả về số tiền thuế, số người nợ thuế.

Cụ thể, tính đến 31/3/2018, tổng số tiền thuế nợ trên toàn địa bàn khoảng 457,9 tỷ đồng, tăng khoảng 171,4 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2017, trong đó: nợ khó thu là 162,6 tỷ đồng, nợ có khả năng thu là 295,3 tỷ đồng. Một số đơn vị có tổng số nợ thuế tăng so với thời điểm 31/12/2017, cụ thể: Phòng quản lý nợ 142%; huyện Kim Bôi tăng 125%; Lạc Sơn tăng 45%, Cao Phong tăng 38%; thành phố Hòa Bình tăng 20%;...

Nguyên nhân chính khiến số nợ thuế tăng là thời gian qua một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng nộp thuế đúng hạn. Một số doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN), nhưng chưa được thanh toán kịp thời dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản chưa hoàn thiện hồ sơ gia hạn nộp tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp cố tình chây ỳ, không nộp các khoản nợ vào NSNN.

Đề cập tới công tác thu hồi và xử lý nợ thuế, đại diện lãnh đạo Cục Thuế Hòa Bình cho biết, thời gian qua cơ quan thuế Hòa Bình đã triển khai khá đồng bộ các giải pháp đôn đốc thu hồi nợ thuế.

Thực hiện đúng chủ trương, tinh thần của Nghị quyết 01/2018/NQ-CP, Cục Thuế Hòa Bình thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nợ thuế; thu nhập thông tin phản hồi của người nộp thuế để xác định chính xác nguyên nhân nợ thuế, từ đó có giải pháp đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế phù hợp với từng trường hợp cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, quy định pháp luật, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Cục Thuế Hòa Bình cũng thường xuyên rà soát, kiến nghị, tham mưu UBND tỉnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, sửa đổi cơ chế, chính sách theo hướng minh bạch, thông thoáng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nợ thuế; thực hiện tốt chính sách miễn, giảm, gia hạn về thuế của Nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp.

Đồng thời, cơ quan thuế Hòa Bình đã tăng cường các biện pháp quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, đảm bảo thực hiện đúng quy định luật quản lý thuế, các quy trình về công tác quản lý nợ thuế, kiên quyết cưỡng chế tài khoản, cưỡng chế hóa đơn… đối với những doanh nghiệp nợ thuế đúng quy định hiện hành...

Chỉ tính đến thời điểm 31/3/2018, qua việc thực hiện các biện pháp quản lý, cường chế nợ thuế, cơ quan thuế Hòa Bình đã xử lý và thu được 20,8 tỷ đồng (bằng biện pháp quản lý nợ là 16,3 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 4,57 tỷ đồng).

Cơ quan thuế các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã đôn đốc bằng điện thoại 3.315 lượt người nộp thuế (NNT); ban hành thông báo mẫu số 07/QLN đối với 20.131 lượt NNT; ban hành quyết định cưỡng chế nợ thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, yêu cầu phong tỏa tài khoản 155 lượt NNT, với số tiền khoảng 23,25 tỷ đồng; ban hành quyết định bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng 7 doanh nghiệp, với số tiền khoảng 9,89 tỷ đồng; đồng thời thực hiện công khai thông tin các đơn vị có số thuế nợ lớn đối với 69 lượt doanh nghiệp, số tiền hơn 103,789 triệu đồng.

Phấn đấu giảm chỉ tiêu nợ dưới 5%

Theo ông Phạm Văn Phong, Phó Cục trưởng Cục Thuế Hòa Bình cho biết, trong quý II/2018 để công tác thu hồi nợ thuế đạt kết quả, Cục Thuế Hòa Bình kiên trì với mục tiêu là phấn đấu giảm cả về số lượng người nợ thuế và số tiền thuế nợ, đảm bảo chỉ tiêu Tổng cục Thuế giao đến thời điềm 31/12/2018 tỷ lệ số tiền nợ thuế dưới 5% tổng số thu NSNN.

Chính vì vậy, lãnh đạo Cục Thuế Hòa Bình chỉ đạo tới các cán bộ, công chức các cơ quan thuế Hòa Bình phải bám sát quy trình quản lý nợ thuế, quy trình cưỡng chế nợ thuế của Tồng cục Thuế và các quy trình quản lý thuế có liên quan.

Theo chức năng, nhiệm vụ, các đơn vị chủ động phối hợp, đối chiếu xử lý tiền thuế chờ xử lý, chờ điều chỉnh do sai sót, nhầm lẫn; đồng thời tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác tuyên truyền và quản lý nợ thuế.

Cục thuế cũng đã có công văn gửi các chi cục thuế nêu rõ các giải pháp để triển khai thực hiện. Cụ thể, đối với các khoản nợ có khả năng thu, thì lãnh đạo chi cục thuế thực hiện giao chỉ tiêu giảm nợ hàng tháng cho từng công chức quản lý nợ, công chức kiếm tra, thanh tra, thu nhập cá nhân, liên xã, thị trấn trên cơ sở rà soát, phân loại đối tượng nợ, tính chất nợ, nguyên nhân nợ thuế đề có biện pháp đôn đốc, cường chế phù hợp, hiệu quả; gắn với trách nhiệm của công chức với kết quả quản lý thu nợ thuế.

Đối với doanh nghiệp nợ thuế gặp khó khăn về tài chính, bộ phận kiểm tra thuế phối hơp với bộ phận quản lý nợ xác định các nguyên nhân, đế tham mưu các biện pháp tháo gỡ cụ thể; đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp ổn định, phát triển và giảm nợ thuế.

Đối với doanh nghiệp cố tình chây ì, nợ đọng thuế, cơ quan thuế ngoài việc kiên quyết áp dụng các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy trình, cũng cần thực hiện nghiêm túc việc công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, theo chỉ đạo của Tổng cục Thuế.

Các đơn vị thuế tổ chức rà soát, kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ phân loại nợ thuế (nợ khó thu, nợ đang xử lý, nợ đang chờ điều chỉnh...) đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chính xác, đúng tính chất nợ và tổ chức quản lý thu nợ thuế. Các đơn vị cần lưu ý rà soát các trường hợp có số thuế nợ nhỏ để có biện pháp xử lý phù hợp giảm thiểu số đổi tượng nợ thuế....

Đức Minh