【bxh hang 2 y】Tăng trưởng GDP 2019: Chậm nhưng vẫn khả quan

GDP

Để thúc đẩy tăng trưởng GDP,ăngtrưởngGDPChậmnhưngvẫnkhảbxh hang 2 y việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa dài hạn.

Vì vậy, năm 2019 cần được coi là một năm tích lũy, rà soát, củng cố nội lực, tạo bàn đạp để tăng tốc trong các năm tiếp theo.

Hai nguyên nhân chính làm GDP thấp nhất 6 quý

Báo cáo vĩ mô quý II/2019 của Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cho biết, tăng trưởng GDP trong quý I/2019 ở mức khả quan, với động lực chủ yếu đến từ lĩnh vực công nghiệp chế biến và chế tạo. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, GDP trong quý I/2019 ước tính tăng 6,79%, tuy thấp hơn cùng kỳ năm 2018 nhưng vẫn cao vượt trội hơn so với tăng trưởng quý I các năm từ 2011 – 2017.

Trong quý đầu năm, khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp tới 51,2% trong mức tăng chung của nền kinh tế. Trong khu vực này, ngành công nghiệp tăng 8,95% so với cùng kỳ và ngành xây dựng tăng 6,68%, trong khi ngành khai khoáng giảm 2,2%.

Còn theo Bộ phận nghiên cứu của Công ty Chứng khoán SSI (SSI Retail Research), GDP quý I tăng 6,79% là mức tăng trưởng thấp nhất 6 quý, trong đó ngành nông nghiệp tăng thấp nhất 8 quý và công nghiệp chế biến chế tạo tăng thấp nhất 7 quý.

Theo lý giải của SSI Retail Research, tăng trưởng thấp của quý I/2019 đến từ 2 nguyên nhân chính là: Thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu và Samsung giảm sản lượng điện thoại. Cụ thể, thị trường Trung Quốc co hẹp xuất phát từ các rào cản chính sách cộng hưởng với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu nông sản (gạo và rau quả) và du lịch của Việt Nam. Trong khi đó, Samsung giảm sản lượng điện thoại vì thay đổi trong chiến lược sản xuất cũng như thị trường điện thoại di động thế giới bão hòa.

2019 cần được coi là năm tích lũy, tạo bàn đạp để tăng tốc

Theo bà Thái Thị Việt Trinh - Chuyên viên phân tích vĩ mô KBSV cho rằng, dự báo tăng trưởng GDP trong năm 2019 có thể chậm hơn nhưng vẫn ở mức khả quan. Triển vọng tăng trưởng GDP trong các quý còn lại của năm 2019 của Việt Nam duy trì ổn định, với mức tăng trưởng cả năm dự kiến đạt 6,6% – 6,8%, thấp hơn khoảng 0,4% so với năm 2018, do tăng trưởng xuất khẩu giảm ảnh hưởng bởi sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc và một số nền kinh tế lớn trên thế giới.

Ông Nguyễn Đức Hùng Linh - Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư khách hàng cá nhân Công ty Chứng khoán SSI (SSI) cho biết thêm, tăng trưởng thấp sẽ không chỉ dừng lại ở quý I mà có thể còn kéo dài đến hết năm. Với một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam thì khi thế giới diễn biến không thuận lợi, việc tăng trưởng chậm lại là điều dễ hiểu. Để giải quyết được vấn đề này thì cần tiếp cận ở 2 hướng: Một là khi bên ngoài bất lợi thì chuyển hướng dựa vào nội lực; và hai là dù bên ngoài bất lợi nhưng vẫn phải biết tận dụng thời cơ và nỗ lực mở rộng thị trường.

Theo ông Hùng Linh, nội lực từ phía Nhà nước là chính sách tiền tệ và tài khóa và nội lực từ phía tư nhân là khối doanh nghiệp tư nhân và sức cầu tiêu dùng. Cùng với đó, Việt Nam cần tận dụng thời cơ chủ yếu nhắm đến thu hút FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) từ xu hướng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc. Song song với đó, việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một nhiệm vụ vừa cấp bách vừa dài hạn, bởi xét cho cùng để có tăng trưởng cao và bền vững thì chỉ có duy nhất một hướng đi, đó là xuất khẩu ra toàn cầu.

Chuyên gia của SSI cho rằng, những tín hiệu cảnh báo vào cuối năm 2018 đã chuyển thành những thách thức rõ rệt khi bước sang quý đầu năm 2019. Do vậy, tăng trưởng chậm lại của năm 2019 là không bất ngờ. Thị trường Trung Quốc giảm nhập khẩu và Samsung giảm sản lượng đã có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc điều hành chính sách cần phải rất tỉnh táo và đúng hướng để vừa phát huy được hiệu quả nhanh, vừa hạn chế được tác dụng phụ không mong muốn. “Vì vậy, năm 2019 vẫn cần được coi là một năm tích lũy, rà soát, củng cố nội lực, tạo bàn đạp để tăng tốc trong các năm tiếp theo” - ông Hùng Linh nhấn mạnh.

Duy Thái