Trong quá trình góp ý về sửa đổi luật,épxửlýtừsớmtừxakhingânhàngkhókhăbet365.bk nhiều ý kiến cho rằng hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng yêu cầu xử lý sớm và phục hồi, giải quyết ngân hàng một cách hiệu quả. Luật Các tổ chức tín dụng còn thiếu hệ thống các mục tiêu rõ ràng về giải quyết ngân hàng, không định rõ thẩm quyền pháp lý đầy đủ trong vấn đề này. Bên cạnh đó, Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn chưa đầy đủ, thiếu các quy định về thẩm quyền cần thiết và các biện pháp bảo vệ trong hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp hoặc trong việc chỉ định NHNN là cơ quan giải quyết.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, nội dung về cơ cấu lại và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém cần được quan tâm, quy định cụ thể trong dự thảo luật sửa đổi lần này. Theo đó, cần phải đánh giá rõ trong quá trình đưa các tổ chức tín dụng, ngân hàng yếu kém vào mua bắt buộc, đưa vào kiểm soát đặc biệt đã xử lý được những vấn đề gì và những vướng mắc gì do pháp luật hay do quá trình tổ chức thực hiện để từ đó xem xét quy định trong luật.
Từ một số bài học về khủng hoảng tài chính toàn cầu liên quan đến việc quản lý, phục hồi và xử lý các ngân hàng, ông Geof Mortlock - Chuyên gia giám sát cao cấp Ngân hàng Thế giới (WB) chia sẻ, căng thẳng hệ thống tài chính có thể lan rộng nhanh chóng, khó khăn của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến các ngân hàng khác, căng thẳng ngân hàng sẽ nhanh chóng dẫn đến phá sản ngân hàng, việc rút tiền gửi diễn ra rất nhanh chóng, có thể gây ra sự phá sản của một hay nhiều ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước được quyền hạn chế hoặc đình chỉ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng. |
Do đó, theo ông Geof Mortlock, các ngân hàng trong tình trạng căng thẳng tài chính cần có những kế hoạch kỹ lưỡng để khôi phục trạng thái ổn định tài chính; các cơ quan giám sát cần có sự can thiệp sớm một cách hiệu quả để hỗ trợ các ngân hàng trong tình trạng căng thẳng tài chính. Nếu một ngân hàng không thể khôi phục tình trạng ổn định tài chính, ngân hàng đó cần được xử lý một cách kịp thời. Việc phục hồi và giải quyết này cần dựa trên các mục tiêu rõ ràng được đề ra trong luật, chủ yếu liên quan đến duy trì ổn định tài chính, bảo vệ người gửi tiền qua các cơ chế bảo hiểm tiền gửi, tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu nhu cầu đối với sự hỗ trợ của Chính phủ, duy trì kỷ luật thị trường mạnh mẽ với các ngân hàng.
Theo các chuyên gia, một khung đối phó hiệu quả với căng thẳng hay phá sản ngân hàng đòi hỏi các yếu tố: can thiệp sớm; các kế hoạch hồi phục ngân hàng; các chính sách, quyền hạn và kế hoạch giải quyết ngân hàng; nguồn hỗ trợ giải quyết; hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp cho các ngân hàng có khả năng thanh toán. Trong đó, việc giải quyết các ngân hàng đòi hỏi cần lập kế hoạch kỹ lưỡng, cơ quan giải quyết cần chuẩn bị các kế hoạch giải quyết toàn diện cho tất cả các ngân hàng lớn. Mục đích là giảm thiểu tác động đến ổn định tài chính, giảm chi phí cho Chính phủ, tránh gây bất ổn cho người gửi tiền và những người cho vay khác. Cùng với đó, các kế hoạch giải quyết phải được kiểm tra thường xuyên.
Gia tăng sức chống chịu cho hệ thống ngân hàng Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, việc sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng lần này có ý nghĩa rất quan trọng nhằm củng cố nền tảng cho các tổ chức tín dụng của Việt Nam, đảm bảo an toàn hệ thống, gia tăng sức chống chịu của nền kinh tế nói chung và các tổ chức tín dụng nói riêng trước các cú sốc từ bên trong và bên ngoài. Do đó, dự thảo luật này cần phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng để góp phần tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng trong giai đoạn hiện nay, tăng cường độ an toàn của từng tổ chức cũng như toàn hệ thống. |
Tiếp thu các ý kiến đóng góp, tại dự thảo luật mới nhất đã đưa ra quy trình can thiệp sớm, bổ sung thẩm quyền của NHNN tại giai đoạn can thiệp sớm. Theo đó, NHNN được quyền hạn chế quyền quyết định trong hoạt động kinh doanh của người quản lý, người điều hành hoặc đình chỉ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng có hành vi vi phạm pháp luật tùy theo mức độ vi phạm của người quản lý, người điều hành. Quy định này nhằm tăng cường kiểm soát, quản lý nhà nước đối với quản trị, điều hành của tổ chức tín dụng.
Dự thảo luật cũng quy định một số biện pháp hiện nay đang áp dụng tại giai đoạn kiểm soát đặc biệt lên giai đoạn can thiệp sớm, cho phép xử lý “từ sớm, từ xa” khi tình trạng yếu kém của tổ chức tín dụng chưa đến mức nghiêm trọng.
Tương ứng với nội dung sửa đổi, bổ sung tại phần can thiệp sớm, dự thảo luật sửa đổi, bổ sung quy định về các trường hợp kiểm soát đặc biệt, điều chỉnh phương án xử lý tại giai đoạn kiểm soát đặc biệt, bao gồm phương án chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt và phương án phá sản.
Dự thảo luật cũng sửa đổi, bổ sung quy định về đánh giá tổng thể thực trạng tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, theo đó thuê tổ chức kiểm toán độc lập để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại. Trường hợp không thuê được tổ chức kiểm toán độc lập thì Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại theo đề nghị của NHNN.
Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt sẽ được hỗ trợ thanh khoản Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và để đảm bảo có cơ chế ứng phó kịp thời khi phát sinh trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt có nguy cơ ảnh hưởng, đe dọa an toàn hệ thống, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đã bổ sung quy định về các biện pháp xử lý khi có sự cố rút tiền hàng loạt. Trong đó, tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt được áp dụng một hoặc một số biện pháp hỗ trợ. Các biện pháp hỗ trợ, gồm: tổ chức tín dụng sẽ không bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm thiếu dự trữ bắt buộc và không tuân thủ tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định trong giai đoạn bị rút tiền hàng loạt. Ngoài ra, tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt có thể được vay đặc biệt Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam và tổ chức tín dụng khác theo quy định luật này. Ngân hàng Nhà nước sẽ xem xét, quyết định thực hiện các biện pháp hỗ trợ thanh khoản riêng với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt gồm: Mua giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng trên nghiệp vụ thị trường mở; thực hiện các giao dịch ngoại tệ với tổ chức tín dụng; tái cấp vốn với tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước được phép sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với các khoản phải thu không thu hồi được phát sinh từ các biện pháp xử lý khi tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt. Riêng khoản vay đặc biệt để tổ chức tín dụng giải quyết, xử lý sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, dự thảo luật quy định lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước cho vay là 0%/năm. Theo dự thảo, tổ chức tín dụng cho vay đặc biệt được áp dụng các biện pháp hỗ trợ, cụ thể như được vay tái cấp vốn với lãi suất 0%, thời hạn tương ứng với thời hạn cho vay đặc biệt tổ chức tín dụng khác, được giảm 50% tỷ lệ dự trữ bắt buộc; không phải thực hiện tỷ lệ mua, đầu tư trái phiếu chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh; các khoản cho vay đặc biệt được áp dụng hệ số rủi ro 0% khi tính tỷ lệ an toàn vốn và được phân loại vào nhóm nợ đủ tiêu chuẩn… Trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn hệ thống, ổn định trật tự an toàn xã hội, Ngân hàng Nhà nước được chỉ định cho vay đặc biệt với lãi suất 0%. |