88Point

Nhiều DN cho rằng hiện mức đóng BHXH ở mức 32,5% thu nhập của người lao động là quá cao. Ảnh: Hữu Li keo nhà cái.

【keo nhà cái.】Doanh nghiệp lo lắng mức đóng bảo hiểm xã hội mới

doanh nghiep lo lang muc dong bao hiem xa hoi moi

Nhiều DN cho rằng hiện mức đóng BHXH ở mức 32,ệplolắngmứcđóngbảohiểmxãhộimớkeo nhà cái.5% thu nhập của người lao động là quá cao. Ảnh: Hữu Linh.

Doanh nghiệp "than" khó

Ông Vũ Tiến Lộc kiến nghị phải có cách thức nào đó để giãn lộ trình thực hiện, giảm một số khoản phải đóng BHXH. Nếu để mức đóng BHXH cao như hiện nay thì DN rất khó khăn, không có khả năng cạnh tranh khi họ còn đang phải đối mặt với một loạt thách thức rất lớn về môi trường kinh doanh, năng suất lao động.

Theo quy định của Luật BHXH, từ ngày 1-1-2016 đến 31-12-2017, mức đóng BHXH dựa trên lương cộng phụ cấp ghi trong hợp đồng lao động. Từ 1-1-2018 đóng BHXH trên lương cùng phụ cấp và các khoản bổ sung ghi trong hợp đồng lao động. Theo quy định, người lao động đóng 8%, còn lại 18% sẽ do người sử dụng lao động đóng, tổng cộng 26% đóng vào quỹ BHXH.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, hiện mức đóng BHXH (gồm Bảo hiểm hưu trí, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp) tại Việt Nam đang cao nhất khu vực ASEAN, khi lên tới 32,5% mức lương tháng (DN đóng 22%, người lao động đóng 10,5%). Đó là chưa kể 3% phí công đoàn. Trong khi đó, cùng khu vực, Malaysia chỉ phải đóng BHXH chiếm 13% lương tháng, Philippines là 10%, Indonesia 8%, còn Thái Lan 5%... Theo lộ trình, năm 2018 mức đóng BHXH sẽ căn cứ trên tổng thu nhập của người lao động, điều này sẽ gây khó khăn cho DN.

Qua phân tích của các chuyên gia kinh tế, khi mức đóng BHXH theo thu nhập, số tiền đóng BHXH của người lao động sẽ tăng, đồng nghĩa thu nhập thực tế sẽ giảm. Tuy nhiên, sự tác động với người lao động là không nhiều bằng DN, bởi người lao động chỉ phải đóng 8%, còn DN phải đóng 18%. Từ 2018, người lao động sẽ phải đóng BHXH trên tổng thu nhập, nên đương nhiên số tiền phải đóng sẽ tăng cao.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đàm Linh, Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông và Giải pháp Công nghệ DLC Việt Nam cho rằng trong điều kiện sản xuất kinh doanh khó khăn song mức đóng BHXH cứ năm sau cao hơn năm trước, hiện ở mức 32,5% thu nhập của người lao động tạo áp lực rất lớn với DN. “Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, DN buộc phải dùng đến các cách “lách luật” là khai báo lương thưởng của người lao động thấp hơn so với thực tế để số tiền phải đóng BHXH giảm đi”, ông Nguyễn Đàm Linh nói.

Cũng theo vị Giám đốc này, ở một số DN, việc làm sao để DN đóng BHXH ở mức thấp nhất được giao cho kế toán, giám đốc tài chính phụ trách, đây được xem là một trong nhiều tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ, nếu những đối tượng này không hoàn thành, DN sẽ trừ lương. Khi phóng viên đặt câu hỏi, vậy nếu không thể “lách luật” được khi đó DN sẽ làm gì, vị này cho rằng, cách duy nhất là giảm bớt các khoản lương, thưởng, thu nhập của người lao động.

Còn ông Nguyễn Đức Học, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Đại Gia, tổng mức đóng của DN ở mức 32,5% là quá nặng trong điều kiện sản xuất khó khăn, áp lực. “Từ ngày tôi mới bước chân vào kinh doanh, mức đóng BHXH cứ tăng dần đều, ở mức 20% và bây giờ lên tới 32,5%. Nếu mức này cứ tiếp tục, DN đối diện với nguy cơ đình trệ sản xuất".

Kiến nghị giảm mức đóng

Nhiều người lao động lo ngại, tăng “đầu vào” đóng BHXH, doanh nghiệp sẽ giảm bớt các khoản thu nhập, phụ cấp khác để đảm bảo chi phí sản xuất. Ông Nguyễn Đức Học kiến nghị mức đóng BHXH ở mức trên dưới 20% là phù hợp, tạo điều kiện cho DN sản xuất kinh doanh và cũng không ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động.

Bà Đào Thị Thu Huyền, Chánh văn phòng cấp cao, Văn phòng Tổng giám đốc, Công ty Canon Việt Nam kiến nghị Chính phủ nên cân nhắc giảm tỷ lệ đóng này xuống để tăng tính cạnh tranh về chi phí nhân công của Việt Nam so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, theo bà Huyền, hiện Điều 89, Luật BHXH 2014 quy định từ đầu năm 2018 trở đi, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác không hợp lý và gây ra nhiều khó khăn cho DN do phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác sẽ thay đổi phụ thuộc vào chất lượng công việc, năng suất lao động của người lao động và tình hình sản xuất, kinh doanh của DN. “Đây là con số biến động hàng tháng nên rất khó khăn để tính toán mức đóng. Bên cạnh đó, kinh tế toàn cầu suy thoái, tăng mức đóng sẽ làm gia tăng gánh nặng cho DN. Vậy nên nếu không có sự thay đổi và chia sẻ gánh nặng từ phía Nhà nước thì DN sẽ khó khăn, người lao động sẽ bị mất việc làm”, bà Huyền chia sẻ.

Ông Đinh Việt Thanh, Phó trưởng Phòng Tổ chức hành chính, Tổng Công ty May 10 cho biết DN có nguy cơ phá sản nếu áp dụng đúng theo lộ trình đóng BHXH bởi thực tế sẽ xảy ra trong ngành Dệt may đang diễn ra là tốc độ tăng lương tối thiểu nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng năng suất lao động và tăng cũng nhanh hơn so với tốc độ trượt giá. Giờ lại thêm tăng mức đóng BHXH, phí công đoàn, DN sẽ oằn mình chịu đựng.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap