【kết quả vòng loại châu a hôm nay】Đề xuất không phân biệt đối xử với thuế chuyển nhượng bất động sản
Ngày 25/11,Đềxuấtkhôngphânbiệtđốixửvớithuếchuyểnnhượngbấtđộngsảkết quả vòng loại châu a hôm nay Hiệp hội Bất động sảnViệt Nam tổ chức Hội thảo “Một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường BĐS trong giai đoạn hiện nay".
Theo Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, thị trường bất động sản năm 2021 bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19, nhất là quý III/2021. Nguồn cung đã sụt giảm từ những năm trước, tiếp tục bị sụt giảm bởi dịch bệnh và chính sách chưa được tháo gỡ triệt để.
Giao dịch trên thị trường thường xuyên đối mặt với tình trạng đứt gãy, gián đoạn. Đồng thời, thị trường cũng xuất hiện lực cầu F0. Trạng thái của thị trường thay đổi nhiều và mạnh, có giai đoạn sốt cao, có giai đoạn trầm lắng.
Mất cân đối cung - cầu rất nghiêm trọng, diễn ra ở nhiều đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM. Giá bất động sản nói chung đã leo thang và leo ở mức cao. Đặc biệt là thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Và ở TP.HCM giá bất động sản hiện nay tăng gấp 2 lần và không có dấu hiệu giảm.
Các đại biểu tham dự Hội thảo một số kiến nghị và giải pháp tháo gỡ khó khăn để phục hồi thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay. |
Một trong những vấn đề được thị trường quan tâm là thuế sau nhiều tháng kinh doanh đình trệ, gặp nhiều khó khăn.
Ông Bùi Tuấn Minh, Phó tổng giám đốc Deloitte Việt Nam cho rằng, trong tình hình hiện nay, nhu cầu khôi phục và phát triển thị trường bất động sản nói chung và lĩnh vực bất động sản du lịch nói riêng do những khó khăn từ dịch Covid-19 đặt ra yêu cầu đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ từ phía Chính phủ về nhiều mặt, trong đó có hỗ trợ cả về chính sách thuế.
“Theo nhận định của chúng tôi, các cơ chế thuế đặc thù đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản nói chung cần được xem xét nới lỏng dần theo xu hướng chuyển đổi chính sách coi kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản cũng như những ngành nghề kinh doanh khác”, ông Tuấn nhận định.
Đại diện Deloitte đề xuất 5 vấn đề cần được tháo gỡ. Trong đó, đối với chính sách thuế giá trị gia tăng đối với giao dịch chuyển nhượng dự ántrong giai đoạn nền kinh tếđang tổn thương sau đại dịch. Chính sách pháp luật về thuế nên được nghiên cứu, xem xét và sửa đổi theo hướng linh hoạt hơn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệpđể bắt kịp với bối cảnh tình hình thay đổi liên tục của nền kinh tế.
“Đối với khống chế mức chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế, chúng tôi cho rằng, kinh doanh bất động sản đòi hỏi vốn lớn và huy động từ nhiều nguồn nên chính sách pháp luật về thuế nên được nghiên cứu, xem xét và sửa đổi theo hướng linh hoạt hơn theo hướng quy định mức khống chế mức chi phí lãi vay phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề kinh doanh cụ thể, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh bất động sản thường nhu cầu sử dụng nguồn vốn lớn thì mức khống chế nên cân nhắc nâng lên cao hơn. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bất động sản nói chung và doanh nghiệp bất động sản du lịch nói riêng có những bước phát triển đột phá và mạnh mẽ hơn”, ông Tuấn đề xuất.
Ngoài ra, theo ông Tuấn, hiện nay, chỉ căn cứ vào doanh thu để xem xét giảm thuế đối với các doanh nghiệp là chưa phù hợp. Nhà nước cần hỗ trợ giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp bất động sản.
Chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh cho rằng, doanh nghiệp bất động sản đang đi theo một hướng đúng là đa dạng hoá nguồn lực dành cho bất động sản. Vấn đề cần nhấn mạnh là khuôn khổ pháp lý cho các lĩnh vực, sản phẩm, mô hình bất động sản mới. Ngành bất động sản hiện nay chịu tác động nặng nề của dịch Covid-19, do đó, doanh nghiệp bất động sản cũng cần phải nhận được sự hỗ trợ về cơ chế, thuế tương tự như các doanh nghiệp ngành nghề khác, tránh phân biệt với các ngành nghề khác.
“Cần xem xét rà soát lại hệ thống thuế, nhưng cần tránh cụ thể, bởi thị trường đang đối mặt với nhiều vấn đề nhạy cảm thì các công cụ chính sách thuế có thể sẽ là vấn đề tiêu cực gây sụp đổ thị trường.
TS. Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam đồng quan điểm với TS. Vũ Đình Ánh. “Tôi đồng ý với quan điểm của TS. Vũ Đình Ánh là ở thời điểm này không nên đưa ra bất kỳ khoản thuế nào cho doanh nghiệp, nên cởi trói về mặt thể chế để thu hút phát triển”
Theo ông Lộc, hiện nay, Quốc hội đang bàn các cơ chế đặc thù cho các địa phương, vì vậy, tại sao chúng ta không đưa ra những cơ chế đặc thù trong hai năm tới để thị trường này phát triển, để người dân và doanh nghiệp trong hai năm tới không phát sinh thêm bất cứ khoản gánh nặng chi phí nào. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì bất động sản chính là tài sản lớn nhất của họ nên khi nền tảng giá về bất động sản tăng quá cao, các chi phí liên quan cũng tăng theo nên Chính phủ phải có biện pháp điều tiết.
Trong bối cảnh thị trường biến động đặc biệt là hệ thống pháp luật kinh doanh bất động sản còn nhiều chồng chéo nên rủi ro và tranh chấp còn rất lớn. Vì vậy, Bộ Xây dựng cần có giải pháp hạn chế rủi ro và giải quyết tranh chấp.