Lãnh đạo tỉnh và khắp các địa phương trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để chăm lo cho trẻ em,đờisốngchotrẻbang xep hang seri a nhất là những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số.
Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số được phát triển tốt nhất.
Xúc động và an tâm vì nhận được nhiều sự quan tâm
Hai chị em Thị Thái Anh Thư (9 tuổi) và Thị Thái Sơn (6 tuổi), ở ấp 10, xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, tình yêu thương gia đình không được trọn vẹn. Mới từng ấy tuổi đầu, hai em đã không có cha lẫn mẹ. Từ nhỏ hai em đã không biết được mặt cha, cách đây không lâu mẹ em cũng qua đời do bị bệnh nặng, hiện tại Anh Thư và Thái Sơn đang sống cùng bà ngoại đã hơn 80 tuổi. Xúc động khi được lãnh đạo tỉnh đến tận nhà thăm hỏi, tặng quà cho các cháu mình, bà Thị Đen, ngoại của chị em Anh Thư, nói: “Mấy năm qua, cũng nhờ các cấp, các ngành và địa phương thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, mấy bà cháu tôi mới có điều kiện để sống qua ngày. Do sức khỏe yếu, không làm gì được, nên chi phí sinh hoạt của mấy bà cháu đều nhờ tiền hỗ trợ hàng tháng của hai cháu thôi. Hiện tại Anh Thư còn được nhận hỗ trợ chi phí học tập từ chương trình Cặp lá yêu thương, thấy cháu mình côi cút mà được tỉnh, địa phương quan tâm vậy, tôi cũng yên lòng”.
Dù còn nhỏ tuổi, nhưng ý thức được khó khăn của gia đình, sau những giờ học ở trường, Anh Thư và Thái Sơn luôn cố gắng phụ bà ngoại những công việc trong nhà. Những lúc rảnh rỗi, hai chị em còn bắt ốc, hái rau bán để kiếm thêm ít chi phí phụ bà lo cho cuộc sống. Mới đây nhất trong lần ghé thăm gia đình, lãnh đạo tỉnh cũng đã chỉ đạo địa phương, phải thường xuyên theo dõi trường hợp của Anh Thư và Thái Sơn để có hỗ trợ kịp thời. Đồng thời, cũng phải tạo mọi điều kiện để hai em được đến trường như bạn bè đồng trang lứa.
Nhằm chia sẻ phần nào khó khăn với trẻ em khuyết tật thuộc con gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại địa phương, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, thành lập đoàn đến thăm 12 trẻ em trên địa bàn xã. Có trực tiếp gặp gỡ, lắng nghe chia sẻ của những gia đình có con bị khuyết tật, mới thấu hiểu hết sự quan tâm, động viên và hỗ trợ kịp thời của địa phương, là niềm tin rất lớn giúp các gia đình có thêm hy vọng trong tương lai.
Quan tâm hỗ trợ kịp thời
Trong căn nhà tình thương vừa được địa phương vận động xây dựng hỗ trợ gia đình, chị Dương Thị Ngọc Huyền, ở ấp Sậy Niếu B, xã Phụng Hiệp, tâm sự: “Vợ chồng tôi có hai người con, nhưng đứa con trai lớn 14 tuổi bị bệnh động kinh, còn đứa con gái 8 tuổi, thì bị bệnh cườm mắt mới mổ cách đây không lâu. Gia đình nghèo, hai đứa con lại thường xuyên đau bệnh, nên kinh tế khó khăn lắm. Cũng may, địa phương quan tâm vận động cất lại cho nhà mới, mấy đứa con cũng được xét cho hưởng bảo trợ xã hội, tặng quà thường xuyên, vợ chồng tôi cũng đỡ lo hơn”. Là hộ nghèo lại không có đất sản xuất, cuộc sống hiện tại của cả gia đình chị Huyền chủ yếu dựa vào tiền công làm thuê, làm mướn hàng ngày của người chồng bị mắc bệnh động kinh.
Không chỉ thăm hỏi, tặng quà, thời gian qua các cấp hội, đoàn thể trên địa bàn tỉnh cũng tập trung vận động hỗ trợ xây dựng nhiều căn nhà tình thương vững chắc, giúp các trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em khuyết tật có được mái nhà lành lặn. Không giấu nỗi xúc động khi nhìn ngôi nhà tình thương đang trong giai đoạn hoàn thiện, chị Nguyễn Thị Diễm, ở ấp Bình Thuận, xã Long Bình, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Mừng lắm, hai đứa con tôi dù bị mù cũng được bên Hội Người mù tỉnh giới thiệu cho đi học chữ Braiile, dạy kỹ năng sống, xét hỗ trợ chi phí hàng tháng… mới đây nhất, bên hội còn vận động cho gia đình 30 triệu đồng, Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển cộng đồng Ánh Dương hỗ trợ 10 triệu đồng để gia đình cất lại nhà. Giờ sắp có nhà mới rồi, khi trời mưa vợ chồng tôi không còn phải mang con đi gửi khi nhà dột nữa”. Vợ chồng chị Diễm có hai người con, nhưng từ khi sinh ra cả hai đều bị mù. Hội Người mù tỉnh đã giới thiệu cho hai em đi học chữ Braiile và kỹ năng sống tại Vị Thủy.
Với sự quan tâm và chăm lo thiết thực về thể chất lẫn tinh thần, công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trên địa tỉnh đã và đang đi vào chiều sâu bằng những hành động cụ thể. Tin rằng qua đây, sẽ tạo điều kiện để mọi trẻ em được hưởng đầy đủ các quyền lợi, phát triển trong môi trường tốt nhất.
Toàn tỉnh hiện có 184.411 trẻ em, trong đó có 2.557 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, 38.104 trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Nhân Tháng hành động vì trẻ em năm 2019, các địa phương đã tổ chức tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. |
Bài, ảnh: AN NHIÊN