Thiên tai và dịch Covid – 19,đíchtrận đấu new york red bulls gặp inter miami kéo giảm hoạt động sản xuất, kinh doanh; xúc tiến đầu tư..., tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Hậu Giang. Thêm vào đó, chính sách giảm thuế, gia hạn nộp thuế của Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn và thực trạng giải thể, sáp nhập, cổ phần hóa của các doanh nghiệp..., đã hợp thành yếu tố hạn chế tăng thu ngân sách của địa phương. Trong bối cảnh nguồn thu bị “co hẹp”, cơ quan thuế tỉnh Hậu Giang đã nỗ lực, phấn đấu đảm bảo số thu 9 tháng đầu năm đạt tiến độ dự toán, tạo đà cho mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ thu của năm 2020.
Nguồn thu đang dần phục hồi
Năm 2020, Cục Thuế tỉnh Hậu Giang đảm nhận thu ngân sách nhà nước (NSNN) 3.320 tỷ đồng, tăng 2,4% so với số thực thu năm 2019. Những yếu tố không thuận lợi bộc phát ngay từ đầu năm, càng làm hạn hẹp nguồn thu vốn đã không dồi dào do đặc thù kinh tế khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, dẫn tới tổng thu nội địa quý II sụt giảm tới 29% so với kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, với quyết tâm cao trong quản lý và khai thác nguồn thu NSNN của Cục Thuế tỉnh Hậu Giang, lũy kế tổng thu nội địa đến hết quý III của đơn vị đã theo kịp tiến độ dự toán, đạt trên 2.448 tỷ đồng, bằng 75,54% dự toán pháp lệnh, tăng 0,89% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo báo cáo của Cục Thuế tỉnh Hậu Giang, trong tổng thu nội địa 9 tháng đầu năm trên địa bàn, có 9/14 nguồn thu đạt và vượt theo tiến độ dự toán thu NSNN năm 2020, nhưng cũng còn 5 nguồn thu chưa đạt chỉ tiêu dự toán, gồm: thu từ doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đạt 70,73% dự toán pháp lệnh; lệ phí trước bạ đạt 61%; thu tiền cấp phép quyền khai thác tài nguyên nước 36,7%, giảm từ 10,4% - 52% so với cùng kỳ năm 2019. Nguồn thu khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và thuế bảo vệ môi trường chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu, mặc dù tăng tương ứng 18,9% - 94,6% so với cùng kỳ năm trước, nhưng cũng chỉ đạt lần lượt bằng 67,9% và 58,3% dự toán năm 2020.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Hậu Giang, những nguồn thu chưa đạt chỉ tiêu dự toán chủ yếu do tác động của dịch Covid-19, thuế phát sinh tại một số DN trọng điểm thấp hơn dự toán; 275 DN chấm dứt kinh doanh. Mặt khác, việc thực hiện chính sách gia hạn nộp thuế; giảm số tiền thuế, phí phải nộp; xóa số tiền nợ thuế; ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đến hết ngày 31/12/2020... của Chính phủ cũng thu hẹp đối tượng thuộc diện phải nộp thuế, làm hạn chế mức huy động thuế 9 tháng đầu năm. Dự báo nguồn thu NSNN tại Hậu Giang trong quý IV/2020 tiếp tục gặp nhiều khó khăn...
Dù vậy, so với 6 tháng đầu năm có 7/14 khoản thu chưa đạt chỉ tiêu và 5 khoản thu giảm so với cùng kỳ năm trước thì lũy kế thu đến hết quý III của đơn vị đã khả quan hơn, khi chỉ còn 5 nguồn thu chưa đạt chỉ tiêu và 3 khoản thu giảm so với cùng kỳ năm trước...
Quyết tăng thu “chặng nước rút”
Trong tháng 10, Cục Thuế tỉnh Hậu Giang đặt chỉ tiêu thu NSNN đạt 330,2 tỷ đồng, nâng lũy kế tổng thu nội địa đến 31/10/2020 được 2.769 tỷ đồng, bằng 85,44% dự toán cả năm, tăng 3,87% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, có 9 nguồn thu đạt và vượt theo tiến độ dự toán giao, nhằm tạo đà tích cực cho mục tiêu hoàn thành tổng thu NSNN năm 2020.
Để huy động thuế ở mức cao nhất, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Hậu Giang đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện ngay một số nhiệm vụ trọng tâm trong quý IV. Theo đó, cùng với việc áp dụng chính sách thuế của Quốc hội, Chính phủ nhằm giúp DN vượt qua khó khăn, thì quá trình quản lý nguồn thu, phải nắm chắc thực tế sản xuất kinh doanh của DN; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN; chống thất thu, khai thác tăng thu đối với những nguồn thu còn tiềm năng, đẩy nhanh tiến độ thu NSNN trong những tháng cuối năm 2020. Những địa bàn có tiến độ thu đạt thấp, có số nợ thuế tăng cao, khai thác tối đa nguồn thu từ đất đai...
“Các đơn vị phải đảm bảo kiểm tra, rà soát chặt chẽ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm thu đúng, đủ số thuế vào NSNN; những khoản thuế, tiền thuê đất đã hết thời gian gia hạn, kiên quyết truy thu tổng cộng trên 103,3 tỷ đồng theo kiến nghị của cơ quan kiểm toán, thanh tra. Cùng với đó, thu 225 tỷ đồng tiền nợ thuế có khả năng thu còn lại, tránh phát sinh nợ thuế; theo dõi sát kết quả sản xuất kinh doanh của các DN, ngân hàng thương mại để đôn đốc tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 sát với thực tế phát sinh trước ngày 31/10/2020...” - ông Bình cho biết thêm.
Hiện tại, cơ quan thuế tỉnh Hậu Giang đang tích cực tham mưu UBND địa phương khẩn trương xử lý, tháo gỡ vướng mắc về chính sách, thủ tục..., cho các nguồn thu còn dư địa nhằm bù đắp các khoản hụt thu. Đồng thời, kiểm soát các dự án đã hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, dự án đang triển khai; phối hợp quản lý hiệu quả hoạt động thương mại điện tử, chống buôn lậu, gian lận thương mại..., tạo nguồn tăng thu NSNN. Song song với đó, đơn vị cũng bố trí nhân lực trực bộ phận một cửa điện tử thông suốt 24/7, nhất là những ngày cuối tháng, cuối năm để hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước...
Trường Sơn – Gia Cư