【trực tiếp bóng đá trên k+】6 nguy cơ báo chí, truyền thông ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ em trên mạng

Vai trò của báo chí,ơbáochítruyềnthôngảnhhưởngtiêucựctớitrẻemtrênmạtrực tiếp bóng đá trên k+ truyền thông trong bảo vệ trẻ em trên mạng là một nội dung được các chuyên gia trao đổi tại Hội thảo ‘Bảo đảm an toàn thông tin cho công tác báo chí, truyền thông’, vừa được Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam - VNISA và Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) tổ chức ngày 23/10, tại Hà Nội.

W-bao ve tre em tren mang 0.jpg
Phó Chủ tịch VNISA Ngô Tuấn Anh nhấn mạnh: Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết và cần có sự phối hợp của cả gia đình, nhà trường, xã hội. Ảnh: Xuân Hùng

Dẫn ra một vài số liệu minh chứng cho luận điểm trẻ em đang từng ngày, từng giờ phải đối mặt với nhiều nguy cơ, rủi ro trên mạng, ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch VNISA, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng cho hay: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 40% trẻ cảm thấy không an toàn khi sử dụng Internet và hơn 70% trẻ em từng có trải nghiệm không mong muốn khi dùng Internet.

Theo Dự án ngăn chặn hành vi gây tổn hại Việt Nam do UNICEF, Interpol và Ecpat thực hiện, khoảng 1% người dùng Internet tại Việt Nam trong độ tuổi 12 - 17 là nạn nhân của bóc lột và xâm hại tình dục qua mạng.

“Mặc dù tỷ lệ 1% có vẻ thấp, song với dân số Việt Nam hiện nay, ước tính có tới 94.000 trẻ gặp các vấn đề kể trên”, ông Ngô Tuấn Anh lưu ý.

Bàn về vai trò của báo chí truyền thông, đại diện VNISA cho hay, nhiều cơ quan báo chí, truyền thông đã tích cực tuyên truyền, phát hiện, tố giác và ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em.

Nhiều nhà báo đã và đang góp sức để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trên không gian mạng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ.

“Tuy vậy, vẫn còn đâu đó những thông tin, bài viết, ấn phẩm phản ánh về trẻ em còn chưa được kiểm chứng, vô tình vi phạm quyền riêng tư của trẻ em. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng, tác động không tốt tới đời sống tinh thần của trẻ”, đại diện VNISA nhận xét.

W-bao ve tre em tren mang 2 1.jpg
Bà Phan Thị Kim Liên, quản lý chương trình bảo vệ trẻ em - World Vision Việt Nam chia sẻ về tác động của báo chí, truyền thông đối với trẻ em trên không gian mạng. Ảnh: Xuân Hùng

Phân tích cụ thể hơn về ảnh hưởng của báo chí, truyền thông tới trẻ em trên môi trường trực tuyến, bà Phan Thị Kim Liên, quản lý chương trình bảo vệ trẻ em - World Vision Việt Nam cho biết: Để xác định tác động đến trẻ em là tích cực hay tiêu cực, cần tiếp cận dựa trên xem xét 9 nguyên tắc trong truyền thông, gồm: Tính bao trùm; khả năng tiếp cận; bảo vệ dữ liệu cá nhân; tính nhân văn; tính minh bạch; sở hữu trí tuệ; an ninh an toàn; đáng tin cậy; phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Từ cách tiếp cận trên, bà Phan Thị Kim Liên chỉ ra rằng, bên cạnh nhiều tác động tích cực như giúp trẻ em được giáo dục học tập, thúc đẩy định hình các hành vi, chuẩn mực xã hội..., báo chí truyền thông cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe tinh thần của trẻ.

Sáu nguy cơ phổ biến có thể tác động không tốt tới trẻ em được đại diện World Vision Việt Nam liệt kê, bao gồm: Nội dung gây hại; hành động rủi ro; thông tin cá nhân; định khuôn; thiếu tự tin hình thể và đổ lỗi.

Với mỗi nguy cơ, chuyên gia World Vision đều nêu ra những ví dụ minh họa cụ thể, chẳng hạn như báo chí đưa thông tin về các vụ tấn công, đánh nhau, hay tai nạn cần che bớt hình ảnh có yếu tố bạo lực để giảm tác động xấu đến trẻ; hay các hình ảnh câu chuyện từ truyền thông cũng có thể dẫn đến rủi ro là trẻ em làm theo như tự tử...

W-bao-ve-tre-em-tren-mang-0-1-1.jpg
Theo các chuyên gia, các nguy cơ tiềm ẩn với trẻ em khi tham gia môi trường số sẽ ngày càng nhiều hơn, khi các công nghệ mới như AI ngày càng phổ biến và được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Ảnh minh họa: D.V

Các chuyên gia đều thống nhất rằng, trong bối cảnh các nguy cơ tiềm ẩn với trẻ em khi tham gia môi trường số sẽ ngày càng nhiều hơn, cần thiết thúc đẩy mạnh việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của trẻ em và cả người lớn về những rủi ro, ý thức và kiến thức để bảo vệ trẻ trên mạng.

Những kiến thức để trẻ tự bảo vệ mình trên mạng cần phải được nhắc đi nhắc lại mỗi ngày, tạo thành 'lối mòn' trong tư duy, từ đó tạo nên hàng rào bảo vệ hiệu quả. Từ kiến thức đó, trẻ em sẽ hình thành nên các kỹ năng ứng xử phù hợp trên môi trường mạng.

Song song với sự chung tay của các cơ quan báo chí trong việc bảo vệ trẻ em cả ở môi trường thực và trên không gian số, các chuyên gia cũng khuyến nghị: Nhà báo khi viết về trẻ em cần đứng trên cơ sở tiếp cận dựa trên quyền của các em và luôn đặt trẻ vào trung tâm, vì lợi ích tốt nhất của các em. 

Bước khởi đầu để phát triển hệ sinh thái giải pháp bảo vệ trẻ em Việt trên mạngBộ tiêu chuẩn ‘Yêu cầu kỹ thuật cơ bản với sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng’ sẽ là cơ sở để đánh giá chất lượng, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái giải pháp bảo vệ trẻ em Việt Nam trên mạng.