Đây là nhận định của các chuyên gia tại tọa đàm với chủ đề: “Bảo vệ,ệpphảitựtạoràochắnbảovệquyềnsởhữutrítuệkq vdqg vn phát triển tài sản trí tuệ trong thời đại công nghiệp 4.0” được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Phát biểu tại tọa đàm, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển tài sản trí tuệ, Cục SHTT cho hay, theo thống kê, trung bình mỗi năm, số lượng đơn đăng ký SHTT của DN tăng từ 7-15% mỗi năm. Mặc dù đã cải thiện, nhưng thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu bởi số lượng DN Việt Nam có giấy phép đăng ký kinh doanh thường dao động ở mức 500.000-600.000 DN hàng năm; bởi số văn bằng Cục SHTT cấp ra từ 2005 đến nay chưa đến 300.000 văn bằng, trong đó, chưa kể đến nhiều DN lĩnh vực dược có đến 100-200 nhãn hiệu, tương đương 200 văn bằng/DN.
Nhận xét về tình hình đăng ký SHTT của DN, ông Trần Mạnh Hùng, chuyên gia SHTT, trọng tài viên VIAC, Luật sư thành viên công ty Luật Baker & Mckenzie Việt Nam cho rằng, việc đăng kí các thủ tục xác lập nhãn hiệu với những thủ tục đơn giản, chi phí rẻ nhưng chưa được các DN chú trọng, đặc biệt là các DN khởi nghiệp. Đây cũng là điểm khác biệt giữa DN trong nước và các DN nước ngoài khi bắt đầu đầu tư vào Việt Nam.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Bình thông tin thêm, hàng năm Cục SHTT nhận được khoảng từ 3-4 nghìn đơn đăng kí. Tuy nhiên, số đơn đăng kí của người Việt thì chỉ chiếm khoảng 10%, còn lại là của cá nhân, tổ chức nước ngoài. Không những thế, trong số lượng ít ỏi đơn của người Việt thì số đơn đăng ký thành công chỉ chiếm 10-15%, trong khi của DN nước ngoài, tỷ lệ này là 50%.
Theo ông Bình, một trong những nguyên nhân dẫn dến tình trạng này đó là do đơn mô tả đăng ký SHTT của DN Việt Nam chưa hoàn thiện và khá sơ sài; trong khi đơn của DN nước ngoài lại được mô tả rất chi tiết và hoàn chỉnh, bởi trước khi họ gửi đến Cục SHTT họ đã gửi đến văn phòng Luật sư.
Chia sẻ về khó khăn của DN trong lĩnh vực SHTT, ông Đoàn Thanh Hòa, đại diện Công ty Karofi Việt Nam cho biết, hàng năm Karofi luôn cải tiến sản phẩm 1 năm 2 lần. Nhưng khi mang các sản phẩm này đi đăng kí, DN phải đợi đến 2 năm mới nhận được bằng. Trong khi đó, 2-3 tháng sau, ngoài thị trường đã có các sản phẩm “nhái” sản phẩm của Karofi. Vì vậy, DN mong muốn các cơ quan quản lý và các đơn vị liên quan có một biện pháp nào đó để các bên biết rằng sản phẩm của DN đang trong thời gian đăng kí bảo vệ SHTT để có tính răn đe.
Trước thực trạng trên, các chuyên gia cho rằng, DN cần chủ động để bảo vệ mình trước những vụ việc xâm phạm quyền SHTT; DN hãy tự tạo một rào chắn bảo vệ quyền SHTT để DN có kêu cứu thì các cơ quan có liên quan mới có cơ sở để bảo vệ và hỗ trợ kịp thời.
Tiêu biểu, theo ông Nguyễn Viết Hồng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Khoa học công nghệ Vina (Vina CHG), giải pháp hiện nay là việc ứng dụng tem chống hàng giả chất lượng cao để có thể truy xuất nguồn hàng.
Cùng với đó, để nâng cao hiệu quả chống hàng giả, ông Đỗ Thanh Lam, Tổng Thư ký Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ Thương hiệu Việt Nam cho rằng, cần tiếp tục tăng cường đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông; rà soát các văn bản luật để xem xét trong bối cảnh thực tế để sửa đổi phù hợp, thậm chí đưa chế tài rút giấy phép vào trong luật đối với việc làm hàng giả; cần có một tổ chức tư vấn đứng bên liên quan tới SHTT để thẩm định các vụ việc về vi phạm hàng giả, nhãn hiệu…