TP.HCM sở hữu nhiều lợi thế để trở thành một trung tâm tài chínhquốc tế Ảnh: Lê Toàn |
Hòn ngọc Sài Gòn luôn biết tìm cách tỏa sáng
Sau bao đợi chờ,ếngầnhơntớikhátvọngtrởthànhtrungtâmtàichínhquốctếkết quả xổ số tây ban nha cuối tháng 4/2022, cầu Thủ Thiêm 2 đã chính thức khánh thành. Cây cầu thật đẹp, như tô điểm thêm cho giai điệu quen thuộc “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!” hơn nửa thế kỷ nay vẫn làm lay động lòng người Việt khắp năm châu.
Như một sự trùng hợp, cũng vào những ngày cuối tháng 4, những chi tiết cuối cùng của Đề án Xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm tài chính (TTTC) quốc tế đẳng cấp cũng đang được chuẩn bị để trình Trung ương.
Cầu Thủ Thiêm 2 như thể “bắc cầu” cho Thành phố tiến gần hơn đến khát vọng trở thành TTTC quốc tế. Nhưng từ “tiến gần” đến hiện thực hóa khát vọng này có khi phải mất thêm hàng thập kỷ, nếu thiếu quyết tâm chính trị và vấp phải những sai lầm.
Kinh nghiệm lịch sử sẽ mách bảo cho chúng ta nhiều điều.
Đầu thế kỷ 20, Sài Gòn từng là “Hòn ngọc Viễn Đông” trong mắt người phương Tây. Lúc này, trong vùng Đông Á, cùng với Sài Gòn còn có một chuỗi những hòn ngọc xinh đẹp khác là Thượng Hải, Hồng Kông, Singapore, Tokyo, Bangkok… Những hòn ngọc vùng Đông Á xưa kia giờ đây đều là đảo kim cương khi trở thành các TTTC hàng đầu thế giới. Còn “Hòn ngọc Sài Gòn” vẫn luôn tìm mọi cách riêng để tỏa sáng, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn nhất.
Những ngày cuối tháng 4 tròn 30 năm trước, năm 1992, Thủ tướng Võ Văn Kiệt trải thảm đỏ mời ông Lý Quang Diệu, nguyên Thủ tướng, đương kim Bộ trưởng cao cấp của Singapore sang thăm Việt Nam để góp ý về cải cách kinh tế. Trong cuộc làm việc hiếm hoi với TP.HCM, theo tường thuật của Báo Tuổi trẻ, ông Lý Quang Diệu chăm chú lắng nghe các thuyết trình về định hướng phát triển khu công nghiệp tại các huyện ngoại thành như là một chiến lược công nghiệp hóa của Thành phố, rồi đáp từ bằng một nhận xét ngắn gọn, rằng “công nghiệp hóa không nhất thiết phải có nhà máy hay khu công nghiệp”.