【kq inter milan】Xây dựng một luật để sửa đổi một số luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành

xay dung mot luat de sua doi mot so luat lien quan den kiem tra chuyen nganh

Giám định hàng hóa tại cảng Cát Lái. Ảnh: T.H

UBND TP.HCM vừa kiến nghị Chính phủ bổ sung vào chương trình lập pháp đối với các dự án Luật (Luật rà soát,âydựngmộtluậtđểsửađổimộtsốluậtliênquanđếnkiểmtrachuyênngàkq inter milan kiểm tra VBQPPL; Luật theo dõi thi hành pháp luật; Luật kiểm soát thủ tục hành chính; Luật Thủ tục hành chính…);

Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ trình Quốc hội cho phép xây dựng một luật để sửa đổi một số luật liên quan đến kiểm tra chuyên ngành theo hướng cho phép thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro, công nhận kết quả kiểm định lẫn nhau, chấp nhận kết quả của các nước tiên tiến để kiểm tra an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có trọng tâm, trọng điểm.

Đối với kiểm tra an toàn thực phẩm thì chỉ kiểm tra các chỉ tiêu liên quan đến an toàn thực phẩm; mở rộng phương thức kiểm tra trước khi nhập khẩu; chỉ kiểm tra trong những trường hợp cần thiết khi có sự lợi dụng hình thức nhập khẩu thực phẩm dưới dạng phi mậu dịch.

Cơ quan quản lý kiểm tra chuyên ngành cấp trên cần tăng cường bố trí các nguồn lực cho các đơn vị kiểm tra tại các cửa khẩu lớn của TP.HCM; Các cơ quan kiểm tra chuyên ngành tăng cường kiểm tra, chỉ đạo các bộ phận, nhân viên nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để ra kết quả và sớm cập nhật kết quả kiểm tra chuyên ngành lên cổng thông tin kiểm tra chuyên ngành.

Bên cạnh đó, UBND TP.HCM đề xuất Quốc hội hợp nhất Luật Cán bộ, công chức với Luật Viên chức để thuận lợi trong việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức; ban hành Quy chế quy định trách nhiệm trả lời/phúc đáp của các Bộ, ngành Trung ương đối với những kiến nghị, vướng mắc, phối hợp trong quản lý nhà nước và giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp của các địa phương; sớm ban hành văn bản quy định về “Công vụ” theo hướng phát huy trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quản lý, kiểm tra công vụ theo ngành, lĩnh vực, cơ quan đơn vị mà mình phụ trách.

Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hướng dẫn về khung tiêu chí, tiêu chuẩn để xây dựng quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công, xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật trong từng lĩnh vực;

Chỉ đạo thực hiện Chương trình Chính phủ điện tử thống nhất trong cả nước để việc kết nối thông tin được thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến địa phương; chỉ đạo các Bộ, ngành đẩy mạnh đơn giản hóa TTHC để địa phương cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và thủ tục liên thông điện tử cho cá nhân, tổ chức…

TP.HCM cũng kiến nghị đẩy mạnh xây dựng cơ chế “một cửa liên thông” giữa ngành Thuế với các lĩnh vực còn lại để thuận lợi cho cá nhân, doah nghiệp khi yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.

Bộ Nội vụ sớm tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định về cơ quan chuyên môn của tỉnh, cấp huyện; sớm tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý, sử dụng, kỷ luật, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với các luật hiện hành, quy định của Đảng; bổ sung quy định chế độ, chính sách cho công chức có trách nhiệm làm đầu mối công tác cải cách hành chính tại địa phương được hưởng phụ cấp như công chức có trách nhiệm làm đầu mối công tác kiểm soát TTHC...