88Point

Nhiều hạn chế từ quy định hiện hànhBộ Tài chính cho biết, để chuyển giao các công trình điện do Nhà lich thi đau bong đá

【lich thi đau bong đá】Sẽ quy định rõ hơn việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN quản lý

Nhiều hạn chế từ quy định hiện hành

Bộ Tài chính cho biết,ẽquyđịnhrõhơnviệcchuyểngiaocôngtrìnhđiệnlàtàisảncôngsangEVNquảnlýlich thi đau bong đá để chuyển giao các công trình điện do Nhà nước đầu tư từ các bộ, ngành, địa phương sang EVN quản lý, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg quy định trình tự, thủ tục điều chuyển công trình điện được đầu tư bằng vốn nhà nước sang EVN quản lý.

Sẽ quy định rõ hơn việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN quản lý
Sắp có Nghị định của Chính phủ để chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN quản lý. Ảnh minh họa

Tuy nhiên, sau 5 năm thực hiện Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg đã cho thấy việc điều chuyển các công trình điện từ các bộ, ngành, địa phương sang EVN có hạn chế, bất cập.

Cụ thể, các công trình điện được Nhà nước đầu tư, bản chất là tài sản công, tuy nhiên, căn cứ pháp lý để ban hành Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg lại không căn cứ vào Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (Luật này ban hành năm 2017 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018).

Hơn nữa, phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg chỉ bao gồm các công trình điện do Nhà nước đầu tư, không bao gồm các công trình điện là hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu dân cư do chủ đầu tư bàn giao cho Nhà nước theo quy định của pháp luật, các công trình điện được cấp có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân, sẽ trở thành tài sản công cần có quy định để chuyển giao.

Theo thống kê của EVN, tổng số công trình mà EVN đã đồng ý tiếp nhận là 2.825 công trình. Tuy nhiên, mới chỉ có 302 công trình đủ thủ tục để bàn giao đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chuyển; các công trình còn lại vẫn do các bộ, ngành, địa phương quản lý, sử dụng. Theo đó, công tác bảo trì, nâng cấp, tính khấu hao... không được thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ, làm giảm hiệu quả sử dụng công trình, cũng như hiệu quả đầu tư của Nhà nước.

Việc chuyển giao chậm nói trên có nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, trong đó, có tồn tại ở khâu kiểm tra hiện trạng, lập hồ sơ pháp lý của các bộ, ngành, địa phương để bàn giao. Hạn chế này, một mặt có trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, mặt khác có phần do Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg còn có những hạn chế.

Từ thực tiễn nêu trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc chuyển giao công trình điện là tài sản công sang EVN quản lý để thay thế Quyết định số 41/2017/QĐ-TTg. Đây cũng là nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính tại Công văn số 8594/VPCP-KTTH ngày 24/11/2021 của Văn phòng Chính phủ.

Công trình điện được chuyển giao phải đáp ứng 4 điều kiện

Theo dự thảo nghị định, để đáp ứng việc quản lý vận hành công trình điện sau khi tiếp nhận, công trình điện được chuyển giao sang đơn vị điện lực quản lý phải đáp ứng đầy đủ 4 điều kiện: Phù hợp với quy hoạch điện lực tại thời điểm chuyển giao; đáp ứng quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan tại thời điểm chuyển giao; công trình điện đang vận hành bình thường tại thời điểm chuyển giao; công trình điện không trong tình trạng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh hoặc bất kỳ bảo đảm nghĩa vụ nợ nào khác.

Công trình điện đáp ứng điều kiện theo quy định được chuyển giao nguyên trạng sang đơn vị điện lực quản lý theo quy định tại nghị định này.

Việc chuyển giao công trình điện sang đơn vị điện lực quản lý được thực hiện theo phương thức ghi tăng tài sản, tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu tại doanh nghiệp theo giá trị công trình điện tại thời điểm chuyển giao. Việc xác định giá trị công trình điện chuyển giao được thực hiện theo quy định tại nghị định này; không thực hiện hoàn trả vốn đối với các công trình điện chuyển giao.

Đối với các công trình điện có nguồn gốc ngoài ngân sách chuyển giao cho EVN mà chi phí quản lý vận hành đã tính vào giá bán điện cho đơn vị điện lực của Bên giao, thì chi phí cho việc quản lý vận hành của công trình điện chuyển giao tính cho thời gian còn lại theo dự án phải được giảm trừ vào giá bán điện của Bên giao cho đơn vị điện lực.

Sau khi hoàn thành việc bàn giao, tiếp nhận, đơn vị điện lực có trách nhiệm quản lý, sử dụng, hạch toán tài sản và vốn theo quy định của pháp luật về đầu tư vốn Nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan. Việc quản lý, sử dụng đất gắn với công trình điện chuyển giao được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và quy định tại nghị định này.

Dự thảo nghị định cũng quy định, trong thời gian chưa chuyển giao công trình điện cho đơn vị điện lực, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân có công trình điện có trách nhiệm quản lý, vận hành, bảo trì công trình điện theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an toàn./.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap