【bảng xếp hạng bồ đào nha 2】Máy bay MH17 bị Ukraine bắn hạ chỉ là 1 trong nhiều giả thuyết
TheáybayMHbịUkrainebắnhạchỉlàtrongnhiềugiảthuyếbảng xếp hạng bồ đào nha 2o những tin tức mới nhất báo Người Lao Động tổng hợp từ nguồn The Moscow Times và Guardian, đài BBC (Anh) vừa bác bỏ thông tin trên nhiều phương tiện truyền thông rằng nội dung bộ phim tài liệu sắp phát sóng cho thấy máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines bị chiến đấu cơ Ukraine bắn rơi. Theo đài BBC, hoạt động truyền thông “sai lạc” đã dẫn tới việc người ta có cái nhìn méo mó về bộ phim tài liệu dự kiến ra mắt vào ngày 3/5.
Máy bay MH17 của Malaysia rơi ở Donbass, miền Đông Ukraine vào ngày 17/7/2014 khiến 298 người thiệt mạng. Ảnh Getty
BBC nhấn mạnh phim tài liệu đó - với tên gọi "Các thuyết âm mưu: Ai bắn rơi MH17?", chỉ có mục tiêu kiểm tra lại mọi giả thuyết liên quan tới vụ máy bay MH17 bị rơi. “Bộ phim tài liệu này giữ quan điểm cân bằng khi bàn tới các giả thuyết quanh số phận MH17, gồm chứng cứ ủng hộ và chống lại Nga, Ukraine, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Nó cũng kiểm tra chi tiết các phát hiện nằm trong cuộc điều tra chính thức của Hà Lan về vụ MH17, vốn đã đem lại một bằng chứng có sức nặng rằng chiếc máy bay bị một quả tên lửa đất đối không rất mạnh bắn hạ” - đại diện của BBC nói.
BBC chỉ trích tờ Sunday Express bóp mép nội dung bộ phim tài liệu khi đăng tải bài báo có tựa đề: “Tin sốc: Máy bay chiến đấu Ukraine bắn hạ MH17”. Bài báo của Sunday Express viết bộ phim tài liệu của BBC mâu thuẫn với các báo cáo trước đó về vụ việc. Nhiều báo cáo kết luận chiếc Boeing 777 bị bắn hạ bằng tên lửa phóng đi từ khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Ukraine.
Trong khi đó, một số phương tiện truyền thông Nga và quốc tế cho rằng bộ phim sẽ tiết lộ bằng chứng về tội lỗi của Ukraine trong vụ máy bay Malaysia MH17 bị rơi. Báo Infonet đưa tin từ Ria Novosti, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại thuộc Hạ viện Nga - Aleksey Pushkov đã lên tiếng bình luận về việc hãng thông tấn BBC chuẩn bị cho công chiếu bộ phim tài liệu về thảm kịch đối với máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Đài BBC chỉ trích báo chí cố tình bóp méo bộ phim tài liệu ‘Các thuyết âm mưu: Ai bắn rơi MH17?’. Ảnh Corbris
Bình luận trên của ông Aleksey Pushkov được đưa ra sau khi có thông tin cho rằng BBC chuẩn bị cho công chiếu bộ phim tài liệu với tiêu đề: “Các tài liệu bí mật: Ai đã bắn hạ MH17?” vào ngày 3/5 tới đây. Theo một số bài báo, trong bộ phim tài liệu này, BBC sẽ cho đăng tải tất cả các thông tin, chứng cứ do nhiều nhân chứng khác nhau cung cấp về việc máy bay tiêm kích của Ukraine đã phóng tên lửa “không đối không” để bắn hạ máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines.
Bình luận về vấn đề này, ông Pushkov cho rằng bộ phim của BBC có thể gần đến những gì đã thực sự xảy ra đối với Boeing 777 của Malaysia Airlines. “Mặt nạ giả dối đang bị lột trần” - ông Pushekov viết trên Twitter cá nhân.
Tuy nhiên, đài BBC nhấn mạnh chuyện máy bay MH17 bị chiến đấu cơ Ukraine bắn hạ chỉ là một trong nhiều giả thuyết. Đại diện của BBC nói thêm: “Thực tế các chuyên gia nói với chương trình rằng ít có khả năng máy bay chiến đấu Ukraine bắn rơi MH17, bởi chúng không thể bay ở độ cao như vậy”.
Được biết, máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines đã bị bắn hạ ngày 17/7/2014 khi đang bay trên vùng trời Donbass của Ukraine khiến toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng.
Đã gần 2 năm sau thảm kịch máy bay Malaysia MH17 rơi nhưng nhiều người vẫn đi tìm lời giải cho câu hỏi ‘Ai đã bắn hạ MH17?’. Ảnh AP
Ngay sau sự kiện máy bay MH17 bị bắn hạ, Kiev đã nhanh chóng cáo buộc lực lượng đòi ly khai ở Donbass là thủ phạm gây nên thảm kịch này. Tuy nhiên, lực lượng ở Donbass đã bác bỏ các cáo buộc của Kiev, đồng thời tuyên bố không có đủ phương tiện kỹ thuật để có thể bắn hạ máy báy của Malaysia Airlines khi đang bay ở độ cao 10 km.
Giới chức Mỹ sau đó lên tiếng ủng hộ Kiev cho rằng họ có đủ bằng chứng cho thấy máy bay MH17 bị bắn hạ bởi lực lượng đòi ly khai ở Donbass. Tuy nhiên, Mỹ lại không đưa ra được bất cứ bằng chứng cụ thể nào. Đến ngày 21/7/2014, Bộ Quốc phòng Nga đã cho công bố các thông tin, số liệu phân tích về bối cảnh kiểm soát không lưu vùng không phận Donbass trước khi máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ.
Theo đó, trong ngày xảy ra thảm họa, máy bay MH17 đã hoạt động trong khu vực kiểm soát của hệ thống phòng không “Buk” của Quân đội Ukraine. Các quan sát cho thấy đã có một máy bay quân sự của Ukraine, có thể là Su-25, xuất hiện cách máy bay MH17 của Malaysia Airlines từ 3-5 km. Từ đó đến nay, nhiều người vẫn tỏ ra băn khoăn về câu hỏi ‘Ai đã bắn hạ MH17?’.
>> Bị sét đánh trúng khi đi làm đồng, hai bố con bỗng sinh ly tử biệt
Vân Anh(T/h)
Thảm án mẹ giết 2 con ở Hải Dương: Cháu bé sống sót giờ ra sao?