【cúp quốc gia na uy】Tổ hợp kinh tế xanh giải bài toán lao động địa phương ở Ninh Thuận
Nhiều lao động địa phương còn khó khăn
Chị Trần Thị Ninh mỗi ngày thức dậy lúc 4 giờ sáng,ổhợpkinhtếxanhgiảibàitoánlaođộngđịaphươngởNinhThuậcúp quốc gia na uy ra bãi biển Cà Ná để cào san hô vụn. Một buổi cào san hô, ngâm mình 7-8h trong nước biển, hai mẹ con chị Ninh gom được 4 đến 6 bao, bán cho đầu mối với giá 1.200 - 1.500 đồng/kg. Khoản thu nhập này vẫn không đủ chi tiêu cho gia đình 5 người của chị.
Việc làm cho người dân Ninh Thuận ngày càng khó khăn khi nhiều dự án điện gió dừng hoạt động, ngưng sử dụng lao động địa phương.
Theo các kịch bản năng lượng tái tạo biến thiên (VRE), khoảng 80% việc làm được tạo ra trong ngành điện, đến từ giai đoạn xây dựng và lắp đặt. Đối với điện gió và điện mặt trời, khoảng 25% việc làm sẽ dành cho lao động có tay nghề cao, thông qua đào tạo nghề và đại học.
Ninh Thuận là tỉnh có nền nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn, điều kiện lý tưởng cho phát triển các nguồn điện tái tạo từ gió và mặt trời. Năm 2018, BIM Group đã nhìn thấy cơ hội phát triển mô hình Tổ hợp năng lượng tái tạo kết hợp sản xuất muối công nghiệp tại đây.
Năm 2016, tận dụng lợi thế từ nguồn bức xạ nhiệt ổn định của tỉnh Ninh Thuận, BIM Group áp dụng công nghệ “phủ bạt che mưa” để nâng cao sản lượng cánh đồng muối Quán Thẻ lên 300.000 tấn/năm, đóng góp 60% sản lượng muối công nghiệp của Việt Nam. Nhưng phải đến tháng 10/2021, khi Nhà máy Điện gió BIM đi vào hoạt động, tập đoàn này mới chính thức hoàn thiện giai đoạn đầu tiên trong quá trình hiện thực hóa chiến lược phát triển bền vững, tối ưu hóa khai thác trên diện tích đất 2.500ha vừa sản xuất muối công nghiệp vừa kết hợp năng lượng sạch với tổng mức đầu tư 12.000 tỉ đồng. Cụm nhà máy điện gió và mặt trời của BIM Group có tổng công suất gần 500 MW.
Tạo việc làm theo hướng bền vững
Nhân rộng mô hình tổ hợp kinh tế xanh là giải pháp tích cực tạo thêm việc làm cho người dân địa phương. Thực tế tổ hợp của BIM Group hiện nay đang giải quyết hơn 1.000 lao động, trong đó hơn 80% là lao động tại chính địa bàn huyện Thuận Nam, tập trung ở mảng khai thác muối.
Trong chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Thuận tháng 4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã đánh giá cao sự sáng tạo và tính hiệu quả của mô hình mới mẻ này, đề nghị địa phương và doanh nghiệp nghiên cứu mở rộng mô hình, khai thác, sử dụng tốt nhất các nguồn lực trên cơ sở hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người dân.
Trên thực tế, Ninh Thuận vẫn là tỉnh đi sau, phát triển công nghiệp chỉ mới bắt đầu trong khi bùng nổ các dự án điện tái tạo. TS, Trần Du Lịch, Trưởng nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng Duyên hải Miền Trung, tại hội nghị hồi tháng 5/2022, đã nhận xét, nắng và gió là “lợi thế tĩnh” của Ninh Thuận trong thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Hiện Ninh Thuận đang nỗ lực cho kế hoạch trở thành trung tâm năng lượng lớn ở Việt Nam. Ông Nguyễn Hậu Hữu - Giám đốc Dự án điện gió của BIM Group cho biết, BIM Group đang hướng đến phát triển hệ thống đào tạo, vận hành lao động kỹ thuật cao. Ông Hậu ước tính: “Một nhà máy điện mặt trời 50 MW sẽ có khoảng 20 cán bộ làm việc trong giai đoạn vận hành, tương đương với 0.4 việc làm/MW. Như vậy, khoảng 20 GW công suất Việt Nam lắp đặt trong vòng 20 năm sẽ tương đương với 160.000 việc làm. Con số 20 GW xấp xỉ công suất lắp đặt điện mặt trời trong giai đoạn 2019-2020, bao gồm cả điện mặt trời áp mái”.
Được thành lập từ năm 1994, BIM Group là tập đoàn đa ngành với định hướng tiên phong đổi mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ theo mô hình kinh tế bền vững với 4 lĩnh vực kinh doanh cốt lõi: Phát triển hạ tầng và kinh doanh bất động sản; Nông nghiệp - thực phẩm; Năng lượng tái tạo và Du lịch - Dịch vụ. |
Xuân Thạch