【kèo 1.5】Nêu gương
Qua các văn kiện của Đảng từ ngày thành lập đến nay,êugươkèo 1.5 có thể khái quát phương thức lãnh đạo của Đảng gồm các nội dung: Đảng lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương lớn; Đảng lãnh đạo bằng công tác tuyên truyền thuyết phục, vận động; Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức Đảng và đảng viên (ĐV) hoạt động trong các tổ chức trong hệ thống chính trị và bằng công tác tổ chức cán bộ (CB); Đảng lãnh đạo bằng công tác kiểm tra, giám sát; Đảng lãnh đạo bằng hành động gương mẫu của CBĐV.
Nêu gương là phương thức quản trị xã hội trong các lý thuyết triết học, chính trị. Nêu gương cũng là truyền thống quý báu của dân tộc, của Đảng ta; là một trong những phương thức lãnh đạo quan trọng của Đảng; là một trong những nội dung cơ bản, cốt yếu, cấp thiết trong công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”.
Nói đi đôi với làm, năm 1945, Chính phủ mới ra đời phải đối mặt với “giặc dốt”, “giặc đói”, “giặc ngoại xâm”. Bác đã kêu gọi toàn dân cứu đói cho đồng bào và nghiêm túc thực hiện trước để làm gương cho mọi người. Bác nói: “Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi đề nghị đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước. Cứ 10 ngày nhịn một bữa ăn, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo”. Người cũng từng dạy: “Lấy gương người tốt, việc tốt hàng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới”.
Văn kiện Đại hội XIII của Đảng cũng xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước: “Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng cương lĩnh chiến lược, các chủ trương, chính sách lớn, công tác CB, kiểm tra, giám sát,... Các tổ chức của Đảng và ĐV, nhất là tổ chức, ĐV hoạt động trong các cơ quan nhà nước vừa phải gương mẫu tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, vừa phải nêu cao vai trò tiên phong trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Ngày 18/5/2021, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, thực hiện trách nhiệm nêu gương của đội ngũ CBĐV là một trong những phương thức lãnh đạo rất quan trọng của Đảng, việc gương mẫu, nêu gương của CBĐV, nhất là người đứng đầu, chính là “mệnh lệnh không lời”, phương thức lãnh đạo đúng đắn, hiệu quả, giúp củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng và chế độ.
Những kết quả đã đạt rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, việc học tập, quán triệt thực hiện nghị quyết, quy định của Đảng về trách nhiệm nêu gương của đội ngũ CBĐV cũng có những hạn chế nhất định. Vẫn có hiện tượng những người nêu gương tốt chủ yếu là cựu chiến binh, người cao tuổi, người không giữ chức vụ cao,... Một bộ phận CBĐV, trong đó, có cả CB chủ chốt học tập, quán triệt không nghiêm túc, nhận thức chưa đầy đủ, sâu sắc về vị trí, vai trò, yêu cầu và nội dung biện pháp nêu gương; chưa thật sự đúng mực trong ứng xử, việc làm, còn có những biểu hiện “nói không đi đôi với làm”, “nói nhiều, làm ít”, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực. Đặc biệt, một số CB cấp cao, cả đương chức và về hưu, có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước rất nghiêm trọng, thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự, gây dư luận bức xúc.
Muốn việc nêu gương đạt kết quả tốt, phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, quy định của Đảng, của các tổ chức, cấp ủy Đảng về trách nhiệm nêu gương của mỗi CBĐV. Mỗi tổ chức, cá nhân, nhất là những CB chủ chốt phải tổ chức ký cam kết, tạo sự chuyển biến rõ nét qua từng thời gian cụ thể, từng nội dung công việc. Chức vụ càng cao, vị trí càng quan trọng càng phải gương mẫu. Như vậy mới có tính thuyết phục, tạo sự lan tỏa, tác động thúc đẩy đối với CB cấp dưới và toàn xã hội.
Thực hiện nêu gương cũng là cơ sở để mỗi CBĐV “tự soi”, “tự sửa”, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong từng hoạt động; đồng thời, là căn cứ để các cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị và mọi CBĐV theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra, giám sát CBĐV trong việc thực hiện trách nhiệm nêu gương./.
Huyền Linh