Ở Việt Nam,áodụcvàngânhàngcầnhỗtrợkinhdoanhnhỏbd kq fa sinh viên mới tốt nghiệp khó tìm được việc làm. Nhiều người được gia đình cho tiền mua một vị trí trong các cơ quan nhà nước (câu chuyện phải trả tiền để có việc làm chắc chắn sẽ khiến rất nhiều người Mỹ thấy sốc!).
Một số khác có việc làm trong các công ty của gia đình hoặc của bạn bè bố mẹ, anh chị mình. Những cô cậu thanh niên này rất may mắn, thế nhưng con đường họ chọn lại quá an toàn và không có chút đột phá nào.
Những người trẻ thật sự có tài sẽ nghĩ đến việc khởi động một dự án kinh doanh của riêng mình. Họ sẵn sàng mạo hiểm và có động lực phấn đấu rõ rệt. Đây sẽ là những người có khả năng thành công cao hơn.
Làm chủ một dự án kinh doanh là công việc rất khó khăn nhưng lại là một lựa chọn rất hấp dẫn. Nếu hệ thống giáo dục và hệ thống ngân hàng cam kết hỗ trợ tốt, những người trẻ tuổi có ý chí lập nghiệp này hoàn toàn có thể có một tương lai đảm bảo.
Thật không may, sinh viên lại không được học ở trường những kiến thức giúp kinh doanh thành công. Làm việc đâu chỉ đơn thuần là bỏ thời gian ra ngồi ở cơ quan.
Làm việc tức là phải suy nghĩ. Nhưng hình như ở trường, sinh viên không được nhấn mạnh điều này.
Dự báo và lập kế hoạch tương lai cũng là những kỹ năng quan trọng bởi chúng ta thường bị những công việc lặt vặt hằng ngày che mắt những việc lớn. Thế nhưng rất nhiều sinh viên lại không biết cách lập kế hoạch cho công việc hằng ngày chứ chưa nói đến việc dự báo tương lai.
Hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay chưa thật sự khuyến khích sinh viên tư duy sáng tạo và cũng chưa cung cấp đủ những kỹ năng cần thiết để dẫn đến thành công.
Gần đây tôi gặp phải một tình huống mà qua đó tôi nhận thấy kỹ năng kinh doanh của nguồn nhân lực trẻ rất kém. Tôi bước vào cửa hàng để mua một món quà và thấy bốn cô nhân viên ngồi túm tụm nói chuyện. Khi tính tiền, họ mới phát hiện ra là không có tiền lẻ để trả lại cho khách và phải chạy đi đổi tiền.
Tôi là một trong những khách hàng đầu tiên của ngày hôm đó. Làm sao họ có thể bắt đầu một ngày bán hàng mà thậm chí không chuẩn bị tiền lẻ trong ngăn kéo thu ngân?
Đáng ra một trong bốn cô nên đi đến ngân hàng đổi tiền đầu buổi sáng khi cửa hàng chưa đông khách (thay vì ngồi tán gẫu). Đến khi gói quà, họ lại lúi húi đi tìm cuộn băng keo.
Khi ra khỏi cửa hàng, tôi thấy cả bốn cô lại ngồi nói chuyện mà không để ý gì đến việc sắp xếp công việc cho hợp lý hơn. Họ chắc không hiểu rằng khách hàng hoàn toàn không thích chờ đợi. Đáng ra họ cần được huấn luyện để thực hiện dịch vụ khách hàng tốt hơn.
Bên cạnh các nội dung đào tạo chưa chú trọng việc phát triển kỹ năng kinh doanh, hệ thống ngân hàng hình như cũng không khuyến khích việc kinh doanh nhỏ. Sinh viên mới ra trường hầu như không có nguồn lực tài chính để khởi động việc kinh doanh.
Anh ta chỉ có ý tưởng hay và sự can đảm để nỗ lực thực hiện. Ngân hàng nên đầu tư cho các sinh viên nghèo nhưng được đào tạo và có kiến thức kinh doanh tốt để có thể khởi đầu công việc, đồng thời tạo ra việc làm cho những người khác.
Đó có thể là một khoản vay với lãi suất ưu đãi hoặc những điều kiện cho vay tương đối cởi mở. Những dự án kinh doanh nhỏ này biết đâu sẽ thành công nổi trội trong tương lai. Để làm được điều này, ít nhất các ngân hàng phải giúp những người trẻ khởi đầu.
Những dự án kinh doanh nhỏ là một sự bắt đầu để dẫn đến một nền kinh tế phát triển tốt hơn. Vì vậy mà hệ thống giáo dục và ngân hàng cần hỗ trợ hướng đi này.
Tôi đã gặp rất nhiều người trẻ tuổi có ý tưởng và khả năng. Hãy giúp họ một cơ hội để họ có thể thành công, rồi từ đó họ sẽ giúp đỡ những người khác.
RENATTE HAUSLER/DNSGCT (Lê Tâmdịch)