Sau một ngày làm việc vất vả,ườiđànôngđơnđộcxinbạnđọclogiùmmachaynếutôichếxếp hạng c2 châu âu ông Hải vừa trở về nhà thì bất ngờ lên cơn nhồi máu cơ tim, may mắn được hàng xóm đưa đi cấp cứu kịp thời. Không giống những bệnh nhân khác có người chăm sóc cận kề, một mình ông cô đơn trên hành trình chống lại bệnh tật. Đôi lúc, ngó sang thấy giường bên cạnh, thấy cùng cảnh ngộ mà người ta được đút từng muỗng cơm, thìa cháo, ông lại chạnh lòng nén tiếng thở dài.
Chiếc giường bệnh trắng muốt như muốn “nuốt chửng” người đàn ông gầy gò. Trên cơ thể ông gắn đủ loại máy móc. |
Trong trí nhớ mang máng ở độ tuổi xế chiều, "hình như quê tôi ở vùng Cam Lộ, hoặc Đông Hà, tỉnh Quảng Trị". Thuở nhỏ ông đã mồ côi cha mẹ, không người thân thích. “Thời ấy đói khổ, chẳng ai muốn cưu mang thêm một đứa trẻ khác máu”, ông chua xót.
Không gia đình, không người thân, ông Hải sớm xuôi theo dòng người, lưu lạc dần vào phương Nam. Trải qua đủ nghề để mưu sinh, thời trẻ thì làm bốc vác, phụ hồ, xe ôm, đến lúc có tuổi ông xin làm bảo vệ. Dù vất vả đến mấy, miễn là không phạm pháp thì ông đều làm.
Ông Hải cũng từng khao khát một mái ấm gia đình, có vợ chồng và con cái quây quần. Thế nhưng, những ngày tháng cơ cực, nỗi lo cơm áo cứ cuốn theo mãi không thoát được. Cuộc sống chẳng mấy tốt đẹp, lúc nào cũng phải tính toán, chi tiêu dè dặt khiến ông thu mình. Thậm chí, ông Hải còn không dám làm thân với hàng xóm vì sẽ tốn những khoản tiền mà đồng lương chẳng lo đủ. Ông không còn đủ can đảm để đi tìm người bạn đời, chăm lo cho vợ con sau này.
Người đàn ông ở tuổi lục tuần không dám kết giao bạn bè vì quá nghèo |
Nhiều năm sống tại TP.HCM, ông thường xuyên phải thay đổi nơi ở do công việc, thu nhập. Nhà trọ tại phường Tân Thới Nhất, Q.12 là “chốn về” mới nhất, sau khi dịch covid khiến ông mất việc hồi đầu năm. Đây là nơi duy nhất ông Hải có kết giao với một gia đình hàng xóm.
Chị Lê Thanh Tú, người duy nhất đã đến thăm ông chia sẻ: “Vốn dĩ ban đầu cũng ít qua lại. Lúc ở nhà chú Hải thường xuyên đóng cửa. Về sau, thấy chú hiền, đứa con nhỏ của chúng tôi quý mến thường chạy theo gọi “ngoại”, vợ chồng tôi cũng mới bắt đầu thân quen với chú hơn”.
Sau đó, hễ ngày nào vợ chồng chị ở nhà thì nấu thêm cho ông một phần cơm, còn không thì ông chỉ ăn mì gói. Đến lúc ông Hải nằm viện, chị Tú đã kêu gọi mỗi người trong khu trọ hỗ trợ vài chục nghìn ủng hộ, nhưng đó cũng chỉ là một khoản ít ỏi của tình người. “Chú bệnh đúng đợt dịch covid, ai cũng hoang mang lo sợ, đâu thể giúp đỡ được nhiều”, chị Tú tâm sự.
Bệnh tật ập đến bất ngờ khiến ông không kịp trở tay. |
Điều trị tại Bệnh viện Quân y 175, viện phí của ông đã hết hàng chục triệu đồng. Bệnh viện nhiều lần đăng tin tìm thân nhân giúp ông nhưng đã hơn 1 tuần vẫn không có hồi âm. Sắp tới, các bác sĩ dự kiến chi phí phục hồi sẽ rất tốn kém.
"Tôi biết phải đào ở đâu bây giờ?", ông tự hỏi. Tất cả tài sản chỉ là một chiếc xe máy cọc cạch để đi làm hàng ngày, có bán cũng chẳng đáng bao nhiêu.
Ông Hải nhỏ giọng ngập ngừng, dường như phải đắn đo lâu lắm mới dám thốt lên: “Tôi đã không còn người thân nào trên đời này nên chỉ còn biết nhờ vào các cô chú mạnh thường quân. Nếu khỏi bệnh tôi sẽ tiếp tục kiếm việc, vừa làm vừa trả, còn chẳng may không qua khỏi thì xin nhờ các chú giúp cho. Tôi không còn ai thân thích để báo tin nữa cả”.
Hơn 60 năm nay, ông cứ sợ mang nợ nên chẳng dám gần gũi một ai. Giờ đây, không may bệnh tật ghé tới, cực chẳng đã, ông đành phải cầu xin một đặc ân, mong các mạnh thường quân giúp đỡ cho mình.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: