Đường Võ Văn Kiệt kết nối trung tâm TP. Cần Thơ với Cảng hàng không quốc tế Cần Thơ |
UBND quận Bình Thủy vừa có tờ trình gửi UBND TP. Cần Thơ,ĐềxuấtnângcấpcảitạotuyếnđườngkếtnốiCảnghàngkhôngQuốctếCầnThơköln – mainz xin ý kiến về chủ trương đầu tưdự ánnâng cấp, cải tạo đường Võ Văn Kiệt (đoạn từ nút giao với đường Nguyễn Đệ đến Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ) thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.
Theo UBND quận Bình Thủy, tuyến đường Võ Văn Kiệt được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2012, tổng chiều dài hơn 6,9 km, bề rộng B = (9,0+13,0+6,0+13,0+9,0) = 50 m, kết cấu mặt đường thảm bê tông nhựa nóng; trên tuyến có các cầu giao thông.
Đường Võ Văn Kiệt có vai trò là tuyến đường “đối ngoại”, tuyến đường cảnh quan của quận Bình Thủy và TP. Cần Thơ, nối liền quận Ninh Kiều - trung tâm TP. Cần Thơ đến Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ.
Qua thời gian khai thác sử dụng, đến nay tuyến đường đang có hiện tượng xuống cấp (mặt đường bị lún), mặt nhựa răn nứt, bong tróc, các dốc cầu bị sụp lún.
Đặc biệt, do tình hình biến đổi khí hậu, mực nước tại Cần Thơ tăng dần hàng năm, dẫn đến ngập cục bộ một số vị trí dẫn đến tuyến đường rất mau xuống cấp…
Do đó, việc đầu tư công trình nâng cấp, cải tạo đường Võ Văn Kiệt là rất cấp bách và cần thiết, nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông để tránh tác động bất lợi từ thiên nhiên, cũng như cải thiện môi trường và phát triển bền vững; đồng thời góp phần chỉnh trang cảnh quan trên trục đường mang tính chất đối ngoại của Thành phố.
UBND quận Bình Thủy đề xuất UBND TP. Cần Thơ chấp thuận hỗ trợ kinh phí thực hiện công trình nâng cấp, cải tạo đường Võ Văn Kiệt (Đoạn từ đường Nguyễn Đệ đến Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ) với tổng chiều dài 6.163 m. UBND quận Bình Thủy đưa ra 2 phương án.
Phương án 1 là nâng cấp hoàn chỉnh toàn tuyến (dài 6.163 m), điểm đầu tại đường Nguyễn Đệ và điểm cuối giáp Cảng hàng không Quốc tế Cần Thơ. Tổng mức đầu tư là hơn 198 tỷ đồng.
Ưu điểm của phương án này là đầu tư nâng cấp toàn diện, đảm bảo chống ngập dự phòng cho tương lai; cao độ thiết kế phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố; tạo vẽ mỹ quan đô thị, chỉnh trang hoàn chỉnh trục đường mang tính đối ngoại của Thành phố.
Tuy nhiên, phương án này có kinh phí đầu tư cao, rất khó cân đối bố trí vốn trong tình hình hiện tại.
Còn phương án 2 là nâng cấp, cải tạo đường dẫn của 5 cầu (gồm: cầu Bà Bộ, Rạch Súc, Bình Thủy, Rạch Chanh, Rạch Cam); dặm vá mặt đường một số điểm xuống cấp, răn nứt, bong tróc, sụt lún, ngập cục bộ; sơn kẻ đường toàn tuyến. Tổng mức đầu tư trên 44 tỷ đồng.
Phương án 2 có ưu điểm là đầu tư cục bộ những vị trí hư hỏng, sụp lún nhưng vẫn đảm bảo lưu thông tốt, đảm bảo cảnh quan đô thị, cơ bản chỉnh trang hoàn chỉnh trục đường mang tính đối ngoại của Thành phố, thực hiện nhanh, dễ cân đối nguồn vốn để thực hiện.
Nhược điểm của phương án 2 là chưa đáp ứng được cao độ quy hoạch chung của quận, tuy nhiên vẫn đảm bảo điều kiện cao hơn mực nước lũ cao nhất thời điểm hiện tại.
Trên cơ sở phân tích những ưu, nhược điểm của hai phương án, UBND quận Bình Thủy trình UBND TP. Cần Thơ xem xét, chấp thuận hỗ trợ kinh phí thực hiện theo phương án 2.
Ngày 6/9/2021, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ giao Sở Giao thông vận tải xem xét có ý kiến về sự cần thiết đầu tư công trình nói trên theo nội dung đề nghị của UBND quận Bình Thủy, báo cáo đề xuất trình UBND Thành phố xem xét, quyết định.