您现在的位置是:88Point > World Cup

【áo barca 2021】Quốc hội thông qua Luật Căn cước, Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

88Point2025-01-10 16:02:30【World Cup】3人已围观

简介Ngày 27/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, dưới sự chủ trì của Chủ t áo barca 2021

Báo Cà MauNgày 27/11, tại Nhà Quốc hội, Quốc hội tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Quốc hội đã tiến hành biểu quyết, chính thức thông qua 3 dự án luật: Luật Căn cước, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Đồng thời, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) và các báo cáo của Chính phủ về: Sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh; thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung phiên họp.

Điều hành nội dung thảo luận dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, chiều ngày 10/11, các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thảo luận tại tổ về các nội dung này. Tổng thư ký Quốc hội đã có báo cáo tổng hợp 25 trang gửi đến các vị ĐBQH.  Ngày 24/11, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 380 dài 21 trang, dự kiến giải trình, tiếp thu bước đầu ý kiến ĐBQH về Luật Thủ đô. 

Trong phiên họp buổi sáng, đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Căn cước. Kết quả, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua luật.

Tại phiên thảo luận đã có 28 lượt đại biểu phát biểu, trong đó có 6 lượt đại biểu tranh luận. Cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Thủ đô, các đại biểu đã tập trung thảo luận về: tổ chức chính quyền tại TP Hà Nội; HĐND TP Hà Nội; mô hình tổ chức chính quyền đô thị; quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô; các quy định về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô; chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; các quy định về liên kết, phát triển vùng Thủ đô; việc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Thủ đô; việc áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm; phát triển nhà ở; cho vay dư nợ; huy động nguồn lực tài chính, ngân sách và nguồn lực phát triển Thủ đô; phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển văn hóa…

Đối với các báo cáo của Chính phủ về sơ kết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hà Nội, TP Đà Nẵng và kết quả 3 năm thực hiện tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, ý kiến đại biểu cơ bản thống nhất với nội dung các báo cáo và phát biểu thêm một số nội dung cụ thể.

Phát biểu tại phiên họp, Thượng tọa Thích Thanh Quyết (Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) bày tỏ tán thành sự cần thiết ban hành Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm cụ thể hóa các Nghị quyết của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị để phát triển bền vững Thủ đô theo hướng văn hiến, văn minh, hiện đại, tạo động lực lan tỏa cho cả nước cùng phát triển.

Phát biểu giải trình tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, đã có hơn 100 ý kiến góp ý về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), kể cả tại các phiên thảo luận tổ và bằng văn bản. Các ý kiến phát biểu đều thống nhất cao với sự cần thiết ban hành luật này. Đây là Dự án Luật có cơ sở pháp lý, chính trị và thực tiễn rất rõ ràng; có tính thuyết phục; xây dựng các cơ chế đặc thù cho thủ đô cả nước, không phải riêng cho TP Hà Nội. Nếu xây dựng được các cơ chế cho thủ đô phát triển thì thủ đô sẽ là đầu tàu trong phát triển kinh tế - xã hôi, bảo đảm quốc phòng - an ninh, văn hóa cho cả nước.

Thay mặt cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ trưởng cho biết sẽ nghiên cứu, tiếp thu, giải trình các ý kiến của ĐBQH, cùng với TP Hà Nội báo cáo Chính phủ, báo cáo Uỷ ban Thường vụ tiếp tục hoàn thiện Dự án Luật để xem xét cho ý kiến thông qua tại kỳ họp sau.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long giải trình, làm rõ ý kiến đại biểu Quốc hội nêu tại phiên thảo luận.

Làm rõ thêm vấn đề về tổ chức bộ máy và số lượng HĐND TP Hà Nội, Bộ trưởng cho biết Hà Nội đã có sơ kết và đánh giá rất kỹ Nghị quyết 97 và thống nhất nhận thức tiếp tục thực hiện cơ chế này, luật hóa, phát huy hiệu quả, hiệu lực vận hành tốt. Bên cạnh đó, Dự luật cũng thiết kế trên cơ sở thực tế khi tăng cường phân cấp, phân quyền thì HĐND quận được giao thêm nhiều nhiệm vụ, cần thiết có cấp hội đồng để giải quyết nhiều vấn đề về thu chi ngân sách, giám sát… Ngoài ra, nhiều vấn đề khác được rà soát, đánh giá tác động kỹ lưỡng của TP Hà Nội.

Phát biểu kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đối với Luật Thủ đô, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan nghiêm túc nghiên cứu kỹ lưỡng, đầy đủ, tiếp thu, giải trình thấu đáo ý kiến của các vị ĐBQH; tổ chức thêm việc lấy ý kiến các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, các nhà quản lý, các hiệp hội; tổ chức các hội nghị, tọa đàm để trao đổi thêm ý kiến, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện dự thảo luật và tổ chức hội nghị ĐBQH chuyên trách để cho ý kiến đối với dự thảo luật trước khi hoàn thiện trình Quốc hội xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 7.

Về sơ kết thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan nghiên cứu tiếp thu ý kiến ĐBQH để bổ sung Kết luận của Quốc hội về nội dung này vào Nghị quyết chung của Kỳ họp thứ 6 trình Quốc hội thông qua tại phiên bế mạc theo hướng tiếp tục thực hiện hiệu quả hơn các nghị quyết của Quốc hội để đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới.

Trong phiên họp buổi chiều, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Phiên thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) có 22 lượt đại biểu phát biểu, trong đó ý kiến đại biểu cơ bản nhất trí với sự cần thiết sửa đổi Luật Lưu trữ và nhiều nội dung của dự thảo Luật.

Bên cạnh đó, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các nội dung: phạm vi điều chỉnh, bố cục của dự thảo Luật; giải thích từ ngữ; các hành vi bị nghiêm cấm; thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ và cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ; phông lưu trữ Nhà nước, lưu trữ lịch sử, lưu trữ cơ quan; quản lý tài liệu lưu trữ có giá trị đặc biệt; quản lý tài liệu lưu trữ tư; việc xác định giá trị tài liệu; phát huy giá trị tài liệu lưu trữ; hủy tài liệu hết giá trị; giải mật tài liệu lưu trữ; tài liệu lưu trữ tiếp cận có điều kiện; tài liệu lưu trữ dự phòng; hình thức, thẩm quyền quản lý tài liệu lưu trữ; hoạt động nghiệp vụ lưu trữ; các quy định về lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động lưu trữ; các quy định về hoạt động lưu trữ tư; phí và lệ phí khi sử dụng tài liệu lưu trữ; nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử; tiêu chuẩn người hành nghề lưu trữ; chứng chỉ hành nghề lưu trữ; kỹ thuật xây dựng văn bản; áp dụng pháp luật và quy định chuyển tiếp…

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Giải trình vấn đề đại biểu nêu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, các ý kiến phát biểu rất sâu sắc, toàn diện, phong phú và có rất là nhiều các ý kiến có chất lượng. Thay mặt ban soạn thảo, Bộ trưởng trân trọng tiếp thu tối đa, nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện, phối hợp với cơ quan thẩm tra hoàn chỉnh dự thảo luật, đáp ứng được mong mỏi chung của ĐBQH cũng như của toàn dân.

Về một số nội dung cụ thể, Bộ trưởng đã giải trình làm rõ hơn về một số nguyên tắc chung trong quá trình sửa đổi Luật lưu trữ. Theo đó, đây là luật chuyên ngành nhưng lại là luật mà có ý nghĩa chính trị, lịch sử, văn hóa và khoa học, góp phần tạo nên những giá trị gắn kết lịch sử quá khứ, hiện tại và tương lai.

Giải trình vấn đề đại biểu quan tâm về vấn đề lưu trữ tài liệu điện tử và tài liệu số, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đây là nội dung mới được thiết kế thành một chương riêng, nhằm mục đích hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chính quyền điện tử và xã hội số, công dân số. Trong quá trình xây dựng luật, Ban soạn thảo cố gắng đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các luật chuyên ngành về công nghệ thông tin, về giao dịch điện tử, về an ninh mạng, về bảo vệ bí mật nhà nước… đáp ứng được yêu cầu kết nối và chia sẻ dữ liệu, thông tin về tài liệu lưu trữ.

Bộ trưởng nêu rõ, tài liệu lưu trữ là tài liệu quý giá, là tài nguyên thông tin đa dạng, phong phú, trong đó có rất nhiều tài liệu có giá trị quý hiếm của quốc gia, dân tộc và là di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam. Do vậy, việc sửa đổi luật bám sát các nguyên tắc đó là sửa đổi căn bản toàn diện trên tinh thần chủ trương của Đảng đối với lĩnh vực lưu trữ; vừa kế thừa, vừa bổ sung, vừa phát triển toàn diện về luật hiện hành; đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo đồng bộ, không chồng chéo với hệ thống pháp luật hiện hành. 

Bộ trưởng nhấn mạnh, vấn đề cốt lõi nhất của lưu trữ chính là bảo quản và lưu trữ, phát huy vai trò và sứ mệnh giá trị của tài liệu lưu trữ - đây là mục tiêu quan trọng và là sứ mệnh của tài liệu lưu trữ, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa và con người Việt Nam và cũng là để thúc đẩy mạnh mẽ xã hội hóa về lĩnh vực lịch sử.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu kết luận nội dung thảo luận.

Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, trong phiên họp, ý kiến đại biểu đề cập nhiều vấn đề từ thực tiễn phong phú sinh động, từ cơ sở, từ yêu cầu kế thừa và phát huy các yếu tố truyền thống, kết hợp với hiện đại hóa, thực hiện có hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ để đổi mới toàn diện, đồng bộ công tác lưu trữ, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, yêu cầu đặt ra với cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đặt ra là tiếp tục tiếp thu đầy đủ, xác đáng, nghiêm túc ý kiến của ĐBQH để hoàn chỉnh dự thảo Luật.

Ngay sau kỳ họp này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ chỉ đạo các cơ quan thẩm tra, cơ quan trình và các cơ quan liên quan nghiêm túc tiếp thu, giải trình thấu đáo các ý kiến của ĐBQH, lấy thêm các ý kiến của chuyên gia, cơ quan, các nhà quản lý, các hội nghị, hội thảo để hoàn chỉnh dự thảo Luật, báo cáo tại Hội nghị ĐBQH hoạt động chuyên trách để hoàn chỉnh, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024./.

 

T. Bình (tổng hợp)

Nguồn: Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

很赞哦!(5964)