Phát biểu tại cuộc họp nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển cây cà phê bền vững theo hướng GAP trên địa bàn tỉnh Bình Phước” chiều 22-12,Đềtagraveiphảithểhiệnrotilderagravengdễhiểuđểnocircngdacircnứngdụkết quả bóng đá 24 giờ Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học - Công nghệ tỉnh Bùi Văn Thạch nhấn mạnh: Đề tài phải thể hiện rõ ràng, dễ hiểu, hướng dẫn theo quy trình để nông dân ứng dụng.
Theo thạc sĩ Võ Chấp, thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật - Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, chủ nhiệm đề tài, tỉnh Bình Phước hiện có gần 11 ngàn ha cà phê. Qua điều tra ở 216 hộ trồng cà phê ở hai huyện Bù Đăng, Bù Gia Mập cho thấy, cà phê được trồng tại Bình Phước là giống thực sinh, chủ yếu do người dân tự sản xuất nên năng suất, chất lượng không cao. Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trên vườn cây chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đặc biệt, 90% số hộ trồng đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chất lượng cà phê nhân sống không đồng đều.
|
Các ý kiến phản biện cũng như đóng góp của các thành viên hội đồng đều cho rằng, kết quả của đề tài có giá trị thực tiễn cao, là cơ sở để hình thành các vùng trồng cà phê ở tỉnh. Tuy nhiên, chủ nhiệm đề tài cần đánh giá được được ưu, nhược điểm của 4 dòng cà phê được đưa vào ghép; việc trồng xen cà phê với các loại cây khác liệu có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của những loại cây này hay không. Bên cạnh đó, chủ nhiệm đề tài cũng nên phân tích các mẫu đất, nước để có cơ sở khuyến cáo nông dân nên trồng ở khu vực nào cho phù hợp...
Hội đồng đã tiến hành bỏ phiếu đánh giá, xếp loại. Kết quả, đề tài được xếp loại khá.
H.T