您现在的位置是:88Point > Cúp C1

【soi keo bayern】Doanh nghiệp Nhật Bản muốn tìm đối tác cung cấp tại Việt Nam

88Point2025-01-10 19:14:08【Cúp C1】7人已围观

简介Doanh nghiệp cơ khí thay đổi để phát triển Tìm cách "chen chân" vào chuỗi cung ứng toàn cầu cho doan soi keo bayern

Doanh nghiệp cơ khí thay đổi để phát triển Tìm cách "chen chân" vào chuỗi cung ứng toàn cầu cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp bắt nhịp xu thế thị trường
Đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý cắt băng khai mạc triển lãm.
Đại diện lãnh đạo các cơ quan quản lý cắt băng khai mạc triển lãm.

Ngày 9/8/2023, tại Hà Nội, Công ty RX Tradex Việt Nam cùng Tổ chức thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) – Văn phòng đại diện tại Hà Nội và Cục xúc tiến Thương mại (VIETRADE) - Bộ Công Thương khai mạc “Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản” (SIE) lần thứ 10 và “Triển lãm công nghệ chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam” (VME) lần thứ 14.

Triển lãm diễn ra từ ngày 9 đến 11/8/2023 tại Trung tâm Triển lãm I.C.E Hà Nội.

Các triển làm này nhằm thắt chặt mối quan hệ giao thương giữa các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời thúc đẩy ngành sản xuất, chế tạo phụ tùng công nghiệp tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.

Trưởng đại diện JETRO tại Hà Nội, ông Takeo Nakajima cho hay, triển lãm lần này có 22 công ty Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam mong muốn tìm kiếm các nhà cung cấp nội địa, cùng với đó có 28 công ty Việt Nam giới thiệu sản phẩm, mong muốn cung cấp cho các doanh nghiệp Nhật Bản.

Ngoài ra, VME năm nay trưng bày máy móc và công nghệ ngành sản xuất và các ngành công nghiệp hỗ trợ đến từ 200 thương hiệu của hơn 20 quốc gia công nghệ hàng đầu, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan và các quốc gia khác.

Ông Yip Je Choong, Phó Chủ tịch cấp cao, Khối Thương mại - Khu vực Asia Pacific, Ban lãnh đạo tập đoàn RELX (Singapore), đại diện RX Tradex Vietnam nhận định, “triển lãm kép” VME-SIE là cơ hội gặp gỡ, hỗ trợ sự liên kết giữa các nhà sản xuất phụ tùng, các công ty trong ngành công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ và các lĩnh vực sản xuất có liên quan.

Phân tích sâu hơn về thực trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản với ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, ông Takeo Nakajima nhận định, khó khăn của doanh nghiệp Nhật Bản là chất lượng các nhà cung cấp còn yếu, nhiều doanh nghiệp có tỷ lệ nội địa hóa trên 50% nhưng vấn đề gặp phải là giá thành, chính vì thế họ cần tìm kiếm những nhà cung cấp chất lượng và cạnh tranh về giá.

Từ phía doanh nghiệp nước ngoài, bà Yoko Kojima, Giám đốc điều hành Công ty TDI Electronics cho hay, để thu hút các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam thì ngoài việc cần có những chính sách ưu đãi về thuế, linh hoạt trong điều hành môi trường kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao chất lượng. Bà Yoko Kojima nhấn mạnh, vấn đề công nghệ thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể được doanh nghiệp Nhật Bản chuyển giao nên điều quan trọng là “chữ tín” vì nhiều doanh nghiệp không giao hàng đúng hẹn, đột ngột hủy đơn hàng hoặc tăng – giảm giá… gây nhiều khó khăn cho đối tác.

Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự triển lãm với kỳ vọng kết nối thêm nhiều đối tác trong nước và quốc tế.
Các doanh nghiệp Việt Nam tham dự triển lãm với kỳ vọng kết nối thêm nhiều đối tác trong nước và quốc tế.

Hiểu được những mong đợi này từ phía đối tác, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang thay đổi để tận dụng mọi cơ hội kinh doanh, thêm "lực hút" các đối tác và đơn hàng, nhất là trong bối cảnh còn nhiều khó khăn như hiện nay. Nhiều chuyên gia quốc tế đã nhận định, những năm qua, Việt Nam ngày càng nâng cao vị thế trong ngành công nghiệp sản xuất chế tạo. Việt Nam đang trở thành một cơ sở sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao…

Theo ông Nguyễn Khắc Dũng, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Kỹ thuật và Công nghiệp Việt Nam (Intech Group ), Công ty đã thực hiện nhiều cải tiến, đầu tư trang thiết bị để thỏa mãn các yêu cầu khắt khe về chất lượng và thấu hiểu khách hàng, từ đó đáp ứng được đơn hàng cho các đối tác Nhật Bản và đủ điều kiện để tiến tới các thị trường khó tính như Mỹ, Canada… Ngoài ra, Ban lãnh đạo Công ty cũng liên tục có sự thay đổi tư duy, luôn đề cao chính sách chất lượng và “không ngồi chờ” khách hàng mà chủ động xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng.

Tương tự, ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Công nghệ PMA thì nhấn mạnh đến những lần thay đổi và chuyển mình, thậm chí sẵn sàng thử nghiệm thất bại để có được thành công và sự tín nhiệm từ các đối tác Nhật Bản như hiện nay. Theo ông Tuấn Anh, vấn đề là các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu rõ yêu cầu của đối tác và thị trường để đầu tư đúng và có những thay đổi phù hợp.

Hay với Công ty TNHH IGUS Việt Nam, do là doanh nghiệp đến từ Đức, nên ông Trần Nhật Tân, Tổng giám đốc Công ty cho hay, Công ty đã dần thay đổi từ việc cung cấp các linh phụ kiện rời rạc sang mang đến những giải pháp tích hợp thành một hệ thống tự động hóa như robot nhện để gắp nhả và những cánh tay robot… Điều này giúp khách hàng tối ưu chi phí cũng như dễ tiếp cận công nghệ hiện đại hơn.

Theo các doanh nghiệp, những kết quả như trên một phần từ sự chủ động trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, một phần nhờ những nỗ lực của các cơ quan quản lý trong việc nâng cao môi trường đầu tư kinh doanh. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các cơ quan quốc tế, chẳng hạn phía Nhật Bản có Quỹ tài trợ của JETRO đang hỗ trợ cho việc thành lập các nhà máy sản xuất của các doanh nghiệp Nhật Bản nhằm củng cố chuỗi cung ứng; Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng đang hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam… Hơn nữa, các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam cũng rất kỳ vọng và thúc đẩy việc nâng cao kỹ thuật, tăng cường quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp đối tác Việt Nam…

很赞哦!(3742)