88Point

Quốc hội thảo luận về công tác nhiệm kỳ khoá XIV của Quốc hội76 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội kh số liệu thống kê về newcastle gặp man city

【số liệu thống kê về newcastle gặp man city】Đại biểu Quốc hội: Làm luật không chặt có thể dẫn đến tham nhũng chính sách

Quốc hội thảo luận về công tác nhiệm kỳ khoá XIV của Quốc hội
76 người tự ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XV
Đại biểu Quốc hội: Làm luật không chặt có thể dẫn đến tham nhũng chính sách
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (Hải Dương) đánh giá, Quốc hội khóa XIV đã có những bước đổi mới căn bản và chuyên nghiệp trong công tác xây dựng pháp luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 như: Đổi mới cơ bản và toàn diện quy trình xây dựng luật theo 2 giai đoạn là xây dựng chính sách và thực hiện soạn thảo các quy định cụ thể.

Bên cạnh đó, hoàn thiện thể chế, những vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác xây dựng pháp luật khi thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; xác định cụ thể kế hoạch xây dựng luật, pháp lệnh luật, pháp lệnh hàng năm.

“Những đổi mới này đã góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật trong những năm qua, thể hiện bằng kết quả các luật, pháp lệnh đã được thông qua trong nhiệm kỳ về cơ bản đạt chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội mà đi vào thực tiễn cuộc sống”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nói.

Tuy nhiên, đại biểu tỉnh Hải Dương cũng nhấn mạnh, công tác xây dựng pháp luật vẫn còn tồn tại những hạn chế. Ví dụ như, các dự thảo, các tài liệu nghiên cứu phục vụ công tác thảo luận, góp ý, phản biện của các đại biểu tại kỳ họp có lúc còn gửi chậm, gửi muộn. Cá biệt, có những trường hợp tài liệu dự thảo chính thức chỉ được gửi trước phiên họp một ngày.

“Ví dụ, trong kỳ họp này chúng ta chỉ thông qua một dự thảo luật, đó là Luật Phòng, chống tác hại của ma túy. Tuy nhiên, dự thảo luật này tài liệu chính thức cũng chỉ được gửi trước phiên họp khai mạc một ngày”, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đưa ra dẫn chứng.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích chính sách dự thảo trong giai đoạn xây dựng pháp luật đối với những vấn đề nhạy cảm có thể gây nhiều tranh cãi vẫn còn chưa thực sự được quan tâm đúng mức dẫn đến những dư luận tiêu cực do không hiểu bản chất quy định chính sách đang được xây dựng, điển hình như dự thảo Luật An ninh mạng.

Cũng dành nhiều sự quan tâm cho công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) phân tích khá sâu ở góc độ chất lượng các đạo luật được thông qua và về khái niệm tham nhũng chính sách.

Đại biểu Quốc hội: Làm luật không chặt có thể dẫn đến tham nhũng chính sách
Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên thảo luận

Có thể khẳng định Quốc hội khóa XIV đã thông qua những đạo luật đảm bảo chất lượng, đảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và không có biểu hiện tham nhũng, chính sách.

Tuy nhiên, nếu rà soát thật kỹ, lật đi lật lại tất cả các quy định và đặt chúng trong mối quan hệ với việc tổ chức thực hiện thì có thể nhận thấy có những quy định nếu như không giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện thì rất có thể dẫn đến nguy cơ tham nhũng chính sách.

Nói về khái niệm tham nhũng chính sách thì có thể hiểu đây là việc cố tình đưa vào các đạo luật, những quy định mà khi thực hiện sẽ đem lại lợi ích không chính đáng cho một số tổ chức cá nhân nhất định.

“Hành vi này đặc biệt nguy hiểm, vì nó tạo căn cứ pháp lý bảo vệ cho hành vi tham nhũng có hệ thống”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

Dư địa có thể dẫn đến tham nhũng chính sách được vị đại biểu Hà Nội nhắc tới là các quy định liên quan đến quản lý đất đai bao gồm: Đền bù, giải phóng mặt bằng, định giá đất, đấu giá quyền sử dụng đất.

Ngoài ra, các quy định liên quan đến ưu đãi trong thực hiện các nghĩa vụ tài chính về quy trình, thủ tục, về phân cấp, phân quyền trong quyết định các dự án cũng là những mảnh đất có thể phát sinh nguy cơ tham nhũng chính sách.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng thời gian tới cần đề cao chất lượng của khâu phân tích chính sách trước khi thông qua các đạo luật.

Đồng thời, cần đề cao hơn nữa việc lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, những chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của chính sách; nâng cao hoạt động thẩm tra, hoạt động thẩm tra cần trí tuệ, bản lĩnh và tinh thần dám đấu tranh, dám phản biện.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng nhắc tới vấn đề đề cao trách nhiệm giải trình của cơ quan đề xuất chính sách, cương quyết xử lý những hành vi thông đồng, cố tình cài cắm vào quy định của pháp luật những quy định để trục lợi cá nhân.

Liên quan tới xây dựng luật pháp, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) bày tỏ quan điểm, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV đa số tuyệt đối hoạt động soạn thảo, thẩm tra và thảo luận xây dựng luật là có liêm chính. Thời gian tới, Chính phủ, đặc biệt là cơ quan được giao soạn thảo dự án luật có giải pháp để khởi động lại sự liêm chính trong khâu xây dựng luật…

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap