Căn bếp của gia đình chị Cỏ nằm trong không gian sống trên cao của một khu chung cư cao cấp ở Hà Nội. Vốn dĩ là người yêu tổ ấm,ếpnhỏrộngthênhthangnhờbíkípgiấuđồcủamẹđảtructiep bóng đá yêu cuộc sống gia đình, khi thiết kế căn hộ, chị đã dành nhiều tâm huyết, trăn trở cho việc hoàn thiện căn bếp.
Vì thích sống trên cao, thích những chiều không ồn ào đủ khoảng lặng để ngắm nhìn thành phố, thích những buổi sáng tinh mơ dậy sớm để kịp làm những món ngon cho gia đình, hay đơn giản là những ngày cuối tuần cả nhà quây quần bên bàn ăn, nơi có những món ăn ngon chị tự tay chế biến..., vì vô vàn lý do không tên ấy, chị Cỏ chọn căn hộ trên cao này. Ở đó có căn bếp "hình vuông" với diện tích 5,5x5m.
Nếu như tất cả các ngăn tủ đóng lại, bạn sẽ vô cùng yêu thích không gian rộng thoáng, gọn gàng, ngăn nắp nhưng cũng khá thoáng đãng, rộng rãi, quy củ. Ở đó có bàn ăn và thảm trải sàn cùng tone với miếng lót trải bàn. Ở đó cũng có những sắc màu của rau củ, của hoa và quả tạo điểm nhấn vô cùng vui nhộn và đẹp mắt.
Và khi những cánh cửa tủ được mở ra, bạn sẽ càng bất ngờ hơn, bởi phải là người phụ nữ đảm đang, yêu bếp, yêu ngôi nhà của mình thật nhiều mới đủ kiên nhẫn để sắp xếp, làm đẹp, tìm được niềm vui giúp từng góc nhỏ trở nên gọn gàng và quy củ như vậy.
Nhờ sự gợi ý nhiệt tình của KTS cũng như trao đổi của chị với những ý tưởng, những mong muốn về căn bếp ngày một hoàn thiện hơn, không gian nấu nướng, sum vầy của gia đình dần hình thành. Các khu vực chức năng được phân chia khá cơ bản và dễ sử dụng bao gồm khu bếp nấu nướng kèm nơi rửa bát, khu vực đảo bếp để lưu trữ đồ đạc và chuẩn bị đồ ăn, khu vực bàn ăn, khu vực kệ đựng đồ và hệ tủ đứng tận dụng không gian... Tất cả đều được lựa chọn gam màu trung tính, giản dị như trắng, gỗ, nâu vàng...
Để không gian nấu nướng luôn gọn gàng, đồ đạc bên trong các ngăn tủ được chị Cỏ bố trí từng khu vực chức năng cụ thể, mỗi ngăn đựng đồ được hỗ trợ bởi các ngăn kéo, các giỏ đựng phù hợp với diện tích, kích thước...
Đồ đạc luôn được phân chia hợp lý bởi các ngăn tủ.
Chị Cỏ cho biết: "Các ngăn tủ bên trong, một số các ngăn sử dụng tần suất nhiều được mình dùng hệ phụ kiện chuẩn của hãng Hafele. Tủ đồ khô, tủ gia vị và dao kéo, khay chia ngăn được dùng hàng chính hãng. Còn lại để tiết kiệm chi phí, mình đóng tủ bình thường, cân nhắc chỗ để đồ sao cho phù hợp chứ không lắp phụ kiện".
Hệ bếp chị giữ lại toàn bộ hệ bếp cũ của chủ đầu tư và chỉ mở rộng thêm bếp là phần lắp máy rửa bát, hệ tủ đứng để lắp tủ lạnh, lò nướng, lò vi sóng... Chị làm thêm đảo bếp để tăng diện tích chứa đồ phía dưới, thêm một tủ thấp để đồ khô ở ngay lối vào nhà. Giải pháp này giúp chị tiết kiệm được chi phí cải tạo, tháo dỡ mà vẫn giữ nguyên được bếp gốc.
Khu vực phòng kho nhỏ của giúp việc được chị dỡ bỏ để thiết kế hệ tủ kịch trần cùng với nơi đặt tủ lạnh. Cũng vì giữ lại bếp gốc nên các KTS cùng chị đã phải tính toán kỹ lưỡng phần đảo bếp và hệ tủ mới sao cho lắp khớp các phụ kiện như đồ khô, giá dao thớt, khay chia ngăn...
Lưu trữ đồ gọn gàng bằng các khay, giỏ giúp từng góc bếp thêm gọn gàng, dễ tìm kiếm đồ đạc khi cần.
Đối với các ngăn tủ có sẵn của chủ đầu tư, chị thường mua thêm khay giỏ của Ikea, Daiso Japan, UMA, Lock&Lock... để tự phân chia và đựng đồ lưu trữ phù hợp. Ngoài ra, để tận dụng diện tích lưu trữ, chị mua thêm những giá nhỏ treo...
Các khay kệ luôn được sắp xếp gọn gàng.
Từng ngăn được cất trữ đồ hợp lý để việc tìm kiếm thuận lợi, nhanh chóng hơn.
Trong quá trình cải tạo, sắp xếp căn bếp giúp đồ đạc cất trữ dễ dàng cũng như tiện lợi khi tìm kiếm, chị Cỏ ưu tiên những lọ để gia vị đồ khô, hành tỏi..., những thứ dùng hàng ngày... để gần khu vực bếp nấu. Dao thớt, khăn lau, đồ tẩy rửa thì ưu tiên gần khu vực bồn rửa và bàn soạn. Máy rửa bát ưu tiên đặt gần đường nước chậu rửa. Tủ đồ chạn bát đĩa, khay thìa dĩa thì ưu tiên đặt gần máy rửa bát để lúc lấy ra xếp vào cho tiện.... Dựa vào thói quen sử dụng cũng như từng khu vực cụ thể để ưu tiên sắp xếp đồ sao cho khoa học, tiện lợi.
Ngoài những ngăn tủ ưu tiên, còn lại các ngăn tủ thông thường sẽ được chị nghiên cứu để đặt những đồ đạc vừa vặn với kích thước của ngăn tủ đó.
Với không gian sống tổng thể 120m2, căn bếp "hình vuông" với diện tích gần 30m2, chiếm 1/4 diện tích căn hộ là vô cùng hợp lý, thỏa mãn nhu cầu nấu nướng, tự chế biến nhiều món ngon cho bữa ăn gia đình của chị.
Những góc bếp đẹp mê mải với cách sắp xếp đồ khoa học.
Một bí quyết nho nhỏ giúp căn bếp của gia đình chị luôn gọn gàng đó là chị thiết kế thêm tủ kho ở phía ngoài cửa logia, nơi chị có thể cất trữ và tìm kiếm những vật dụng nhỏ nhặt, khó sắp xếp. Phía bên hông tủ được chị tận dụng làm giá để đồ mỏng và giá sách.
Tủ phía ngoài logia được thiết kế đựng đồ lặt vặt.
Chị Cỏ rất thích được tự tay chuẩn bị đồ, cất trữ và chế biến từng món ăn mà các thành viên trong gia đình yêu thích. Chị lưu trữ đồ ăn theo tuần nên tủ lạnh đối với chị cũng giống như một chiếc tủ đựng đồ với nhiều loại hộp để đựng đa dạng đồ ăn.
Không gian bếp của gia đình chị mới nhìn vào giống như sự sắp đặt gọn gàng, tạo một dấu ấn "trang điểm" cho căn hộ. Tuy nhiên, ở đây lại có cả tình yêu và tâm huyết của người phụ nữ yêu thích nấu nướng, mong muốn tạo nên những bữa ăn gia đình sum vầy, ấm cúng.
Tự nhận mình là một người vụng về, nấu ăn không ngon. Tuy nhiên, từ khi gặp ông xã, một người rất khoa học, cẩn thận và tỉ mỉ nên chị cũng hoàn thiện mình hơn. Chồng chị cũng giúp vợ rất nhiều trong việc bếp núc, khoan treo các đồ đạc sao cho hợp lý hơn. Bởi vậy, căn bếp đối với chị không chỉ là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình, nơi chị chăm sóc sức khỏe người thân mà còn là nơi để mọi người luôn nhớ đến, nghĩ đến nhau nhiều hơn khi ra ngoài và muốn được bước vào đầu tiên khi trở về tổ ấm.
Theo Afamily/ Nhịp sống Việt
Hoa hậu Ngọc Hân khiến nhiều người ngưỡng mộ khi khoe ảnh tậu 2 căn nhà khang trọng.