88Point

Tín dụng đen là hình thức cho vay lãi nặng xuất hiện tại nhiều địa phươn top soi kèo

【top soi kèo】Đã định lượng cụ thể trong xử lý hành vi cho vay lãi nặng

Tín dụng đen là hình thức cho vay lãi nặng xuất hiện tại nhiều địa phương nhưng trước đây rất ít trường hợp bị xử lý hình sự. Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi,Đđịnhlượngcụthểtrongxửlhnhvichovaylinặtop soi kèo bổ sung năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 1-1-2018) đã quy định cụ thể hơn nhằm giúp cơ quan thực thi pháp luật đấu tranh có hiệu quả với loại tội phạm này.

Quảng cáo cho vay tiền với thủ tục rất đơn giản tiềm ẩn nhiều nguy cơ là tín dụng đen.

Theo khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định thì mức lãi suất vượt quá là vi phạm quy định của Bộ luật Dân sự.

Thế nhưng trên thực tế, lãi suất tín dụng đen thường ở mức rất cao, chênh rất nhiều lần so với mức lãi suất Bộ luật Dân sự quy định. Vì cần tiền, nhiều người đành bấm bụng vay tín dụng đen với lãi suất có thể đến 20%/tháng (gấp 10 lần so với quy định của pháp luật)…

Đối với hành vi cho vay lãi nặng dưới dạng tín dụng đen, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi cho vay mà người vi phạm có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều 11 Nghị định 167/2013 quy định: Người có hành vi “Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay” sẽ bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng.

Còn về trách nhiệm hình sự, trước đây BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định tội cho vay lãi nặng tại Điều 163.

Theo đó, người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột thì bị phạt tiền từ 1 lần đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm. Nếu có thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Quy định của BLHS năm 1999 chỉ những hành vi cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ 10 lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột thì mới bị xử lý hình sự.

Song luật lại chưa đầy đủ, rõ ràng như thế nào là có tính chuyên bóc lột (có thể hiểu là hành vi cho vay lãi nặng nhằm trục lợi bất chính, người phạm tội chuyên sống bằng nghề cho vay lãi nặng). Do đó, mặc dù tình trạng cho vay lãi nặng xảy ra tương đối phổ biến, có trường hợp rất nghiêm trọng nhưng có rất ít trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để khắc phục những bất cập trên, BLHS năm 2015 ra đời đã có những quy định cụ thể hơn về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự tại Điều 201.

Cụ thể, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.

Phạm tội thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Như vậy, theo quy định mới, luật đã bỏ các yếu tố cho vay “chuyên nghiệp, có tính chất bóc lột” mà chỉ cần thỏa mãn yếu tố “gấp 5 lần”, “thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng” là có thể bị xử lý hình sự. Việc thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo thuận lợi cho các cơ quan thực thi pháp luật trong quá trình đấu tranh với loại tội phạm tín dụng đen, cho vay lãi nặng đang gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Ông Hà Thái Thơ, thư ký Tòa Hình sự, Tòa án nhân dân tỉnh: Nếu tội cho vay lãi nặng ở Điều 163, BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định một trong những yếu tố cấu thành đối với loại tội phạm này bao gồm việc cho vay với lãi suất cao hơn 10 lần lãi suất pháp luật quy định và có tính chất chuyên bóc lột (yếu tố định tính - PV), khiến cho các cơ quan tố tụng thường gặp khó khăn trong quá trình xác định hành vi phạm tội, thì nay BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, chỉ quy định việc cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức lãi suất quy định, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên (yếu tố định lượng - PV) thì đủ một trong các yếu tố cấu thành tội phạm. Có thể thấy, với việc thay đổi từ yếu tố định tính sang định lượng sẽ là căn cứ quan trọng và thuận lợi hơn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình đấu tranh với tội phạm.  

 

ĐÌNH BẢO tổng hợp

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap